Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và chẩn đoán

Mỗi cơn nhồi máu cơ tim đi qua có thể để lại sự tổn thương vĩnh viễn cho trái tim

Quan hệ tình dục sau nhồi máu cơ tim có an toàn?

Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim

Ngừa suy tim trở nặng, cách nào?

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng

Trái tim được ví như một chiếc máy bơm, nó hoạt động bằng cách co bóp liên tục để hút và đẩy máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Tim được nuôi dưỡng bằng hệ mạch máu được gọi là mạch vành. Khi mạch vành bị tắc đột ngột, làm cho dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị cản trở, hậu quả là cơ tim không được cung cấp đủ máu sẽ dần chết đi và gây ra các triệu chứng điển hình của cơn nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim thích “đến thăm ai”?

Những người mắc bệnh mạch vành có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim “ghé thăm”. Có hai nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành là mảng xơ vữa và cục máu đông hình thành trong lòng mạch. Các yếu tố và bệnh lý làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim:

Thuật ngữ “nhồi máu cơ tim” trong tiếng Anh là “myocardial infarction” (MI). “Myo” nghĩa là cơ, "cardial" chỉ trái tim và "infarction" có nghĩa là sự chết của mô do không được cung cấp đủ máu.

- Tăng huyết áp

- Cholesterol trong máu cao

- Thừa cân/béo phì

- Đái tháo đường

- Hút thuốc lá

- Chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và muối).

Một số yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường thường có xu hướng xuất hiện cùng nhau và gây ra hội chứng chuyển hóa, khiến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao lên gấp đôi. Ngoài ra, căng thẳng, lười vận động… cũng là các tác nhân khiến cơn nhồi máu cơ tim đến gần hơn.

Béo phì làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể khác nhauở mỗi người, một số người chỉ cảm thấy khó chịu thoáng qua và không nghĩ rằng đó là nhồi máu cơ tim; Tuy nhiên, có những người gặp các triệu chứng rất nặng nề.

Các triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam giới và phụ nữ:

- Đau ngực hoặc khó chịu vùng tim: Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim gây đau tức ở giữa ngực hoặc ngực trái. Tình trạng này thường kéo dài hơn một vài phút. Người bệnh có thể thấy như ngực bị đè nén, đau nhói kèm theo ợ nóng, khó tiêu…

- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh có thể thấy đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm hoặc dưới ức.

- Khó thở: Nhiều người bị nhồi máu cơ tim chỉ gặp một triệu chứng duy nhất là khó thở. Tình trạng này cũng có thể xảy ra cùng lúc với đau ngực, ngay cả lúc bạn đang nghỉ ngơi.

Các triệu chứng ít gặp hơn:

- Đổ mồ hôi lạnh

- Mệt mỏi bất thường không rõ nguyên nhân, có thể kéo dài trong nhiều này (đặc biệt là ở phụ nữ).

- Buồn nôn và ói mửa

- Choáng váng hoặc chóng mặt

Nếu đã bị bệnh tim, các dấu hiệu dưới đây có thể là “báo động đỏ” của cơn nhồi máu cơ tim:

- Mệt mỏi quá mức

- Đánh trống ngực (cảm nhận được tim đập quá nhanh hoặc lỡ một nhịp)

- Khó thở

- Đau ngực hoặc thấy khó chịu ở ngực khi tăng mức độ hoạt động

Nhồi máu cơ tim là một tín hiệu của bệnh tim

Nhồi máu cơ tim: Một tín hiệu của bệnh tim

Mặc dù bạn có thể có những dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau tim xảy ra, nhưng các cơn đau tim cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề tim mạch khác như bệnh động mạch vành (hẹp, xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch…) gây ra bởi các cục máu đông.

Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim, người bệnh có thể phải trải qua một số xét nghiệm và thủ tục chẩn đoán. Những xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ xác định thời điểm và nguyên nhân xảy ra cơn đau tim, hoặc mức độ tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim.

Làm thế nào để chẩn đoán nhồi máu cơ tim?

Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim, các bác sỹ sẽ dựa trên:

- Tiền sử bệnh tật trong hồ sơ bệnh án (nếu có)

- Kết quả điện tâm đồ (ECG): Giúp phát hiện những bất thường gây ra bởi sự tổn thương của cơ tim.

- Siêu âm tim: Phát hiện sự bất thường trong cấu trúc tim trước và sau cơn nhồi máu cơ tim.

- Kết quả xét nghiệm máu: Cho thấy bất thường của một số loại enzyme trong máu báo hiệu có tổn thương cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh tim mạch. Nhồi máu cơ tim có thể gây tổn thương cơ tim ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và người bệnh có được cấp cứu kịp thời hay không. Nếu không được cấp cứu sớm, người bệnh có thể tử vong, hoặc nếu người bệnh đã thoát khỏi được cơn nhồi máu cơ tim cấp thì nguy cơ bị suy tim ở họ là rất lớn.Vì vậy, việc nhận dạng các triệu chứng nhồi máu cơ tim và tìm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp giảm tổn thương đáng kể cơ tim và kéo dài cuộc sống của người bệnh.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch