Những triệu chứng thường gặp khi mang thai

Sự thay đổi hormone có thể khiến phụ nữ mang thai gặp phải một số triệu chứng khó chịu

Bé gái mang thai hộ đầu tiên chào đời tại Huế

Mang thai bị nhau tiền đạo có nguy hiểm?

Thiếu sắt khi mang thai dễ mắc bệnh tuyến giáp?

Mắc bệnh phụ khoa khi đang có bầu phải làm sao?

1. Tăng tiết dịch âm đạo: Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo xảy ra khá phổ biến khi mang thai, nguyên nhân đến từ sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Tăng tiết dịch âm đạo cũng có thể xuất hiện khi người phụ nữ gần đến ngày sinh nở, cổ tử cung lúc này sẽ bắt đầu “chín” để chuẩn bị cho quá trình lâm bồn diễn ra. Lưu ý nếu dịch âm đạo có mùi, âm đạo có triệu chứng ngứa, nguy cơ bạn bị nhiễm trùng âm đạo lá khá cao. Nếu dịch âm đạo tiết ra liên tục và thường xuyên, cần thông báo ngay cho bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của rỉ nước ối.

2. Xuất hiện cục máu lẫn với dịch âm đạo: Khoảng 20 – 40% phụ nữ phát hiện dịch âm đạo có các cục máu nhỏ màu hồng nhạt hoặc màu nâu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng có thể là do máu được bơm nhiều hơn vào cổ tử cung hoặc do phôi được cấy vào tử cung ở những phụ nữ thụ tinh nhân tạo gây chảy máu, xảy ra từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ tinh. Cần thông báo cho bác sỹ nếu máu có màu đỏ tươi, bởi nó có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sảy thai.

3. Chảy máu mũi và chảy máu nướu: Nồng độ hormone thay đổi trong thai kỳ làm tăng sự nhạy cảm các mô trong mũi và nướu răng. Điều này có thể gây chảy máu mũi và chảy máu nướu khi đánh răng.

Chảy máu mũi thường gặp khi mang thai

4. Xuất hiện các nếp gấp trên da: Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, da của phụ nữ mang thai thường xuất hiện các nếp gấp vùng cổ, nách, hoặc háng… Nguyên nhân hiện vẫn chưa được lý giải, nó có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone hoặc tăng cân khi mang thai.

5. Tim đập nhanh một cách thường xuyên: Khối lượng máu tăng lên khi có em bé sẽ đồng nghĩa với việc tim phải làm việc chăm chỉ hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.

6. Suy giãn tĩnh mạch ở chân và âm hộ: Khối lượng máu tăng lên và sự phát triển của bé sẽ gây áp lực lên các mạch máu, khiến máu lưu thông tại vùng chi dưới gặp nhiều khó khăn. Kết quả là, gây suy giãn tĩnh mạch ở chân và cả trong âm hộ.

7. Núm vú thâm: Khi mang thai, núm vú và khu vực xung quanh núm vú sẽ trở nên lớn và sẫm màu hơn. Khối lượng máu gia tăng là kết quả của sự thay đổi này.

8. Tê và ngứa ran: Các hormone relaxin được sản xuất khi mang thai, giúp khung xương chậu mở ra để sinh em bé cũng có thể làm ảnh hưởng tới các khớp trong cơ thể của bạn. Nó có thể gây ra đau thần kinh tọa hay đau bắt đầu từ vùng lưng dưới rồi lan tỏa xuống chân.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng chống các triệu chứng khó chịu và biến chứng khi mang thai, việc bổ sung thực phẩm chức năng dành cho bà bầu là rất cần thiết. Sản phẩm sẽ cung cấp đẩy đủ cho mẹ và bé các vitamin, khoáng chất mà cơ thể không thể hấp thụ/không hấp thụ đủ qua các món ăn hàng ngày. Lưu ý, nên xin tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng Sản phẩm, tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ về thói quen ngủ đủ giấc, về chế độ dinh dưỡng và tập luyện khi mang thai. 

 M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Viên bổ sung PreIQ

PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.
Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp