Đau xương cụt có thể khiến bạn gặp bất tiện khi đứng lên ngồi xuống
Vì sao bạn bị đau xương khớp trong thời tiết lạnh?
Bị đau xương cẳng chân sau khi chạy: Giảm đau thế nào?
Glycine - cứu tinh của bệnh nhân đau xương khớp
Video: Giảm đau xương khớp nhanh chóng chỉ nhờ tinh dầu
Bác sỹ Margaret Moutvic - Bác sỹ Phục hồi chức năng tại Mayo Clinic ở Rochester (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Đau xương cụt là những cơn đau xuất hiện ở xương cụt hoặc xung quanh xương cụt. Tình trạng đau xương cụt có thể xảy ra do xương cụt bị chấn thương khi ngã, ngồi lâu trên bề mặt cứng hoặc hẹp, thoái hóa khớp hoặc do quá trình mang thai và sinh nở.
Cơn đau xương cụt thường âm ỉ. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy nó rõ ràng hơn khi thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như ngồi, chuyển từ ngồi sang đứng... Đau xương cụt có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục... Đối với phụ nữ, đau xương cụt có thể làm cho những ngày trong chu kỳ của họ trở nên khó chịu hơn.
Đau xương cụt thường tự hết trong vài tuần hoặc vài tháng. Để giảm bớt tình trạng đau xương cụt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Hơi ngả người về phía trước khi ngồi xuống
- Nên ngồi trên gối hoặc đệm có hình chữ V
- Chườm ấm hoặc lạnh lên vùng bị đau tùy thuộc vào nguyên nhân
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin. Nếu tình trạng đau xương cụt không cải thiện (đau xương cụt mạn tính) thì bạn nên đến đến gặp bác sỹ để được thăm khám.
Bác sỹ có thể cho bạn làm một bài kiểm tra trực tràng để loại trừ các bệnh lý của trực tràng và hậu môn vì trong một số trường hợp các triệu chứng của bệnh lý trực tràng thường bị nhầm lẫn với triệu chứng đau của chứng đau xương cụt. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể khuyên bạn nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm hiểu xem bạn có bị gãy xương, khối u hay không.
Nếu kết quả kiểm tra trực tràng và chụp MRI bình thường, thì có thể bạn chỉ đang bị đau xương cụt mạn tính. Khi bị đau xương cụt mạn tính, bạn nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm đau:
- Vật lý trị liệu: Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật giảm đau như hít thở sâu và thư giãn hoàn toàn khung xương chậu vì cơn đau thường bộc phát khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện.
- Massage: Massage các cơ gắn liền với xương cụt có thể giúp giảm đau xương cụt hiệu quả
- Sử dụng thuốc: Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào xương cụt có thể giúp giảm đau trong vài tuần. Một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống động kinh cũng có thể giúp giảm đau xương cụt.
- Phẫu thuật: Bác sỹ có thể thực hiện thủ thuật cắt bỏ xương cụt khi tất cả các liệu pháp trên đều không hiệu quả.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn