Tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn
Video: Ăn gì dễ bị đau bụng, tiêu chảy?
Bổ sung màng gạo giúp trẻ ngăn ngừa tiêu chảy và suy dinh dưỡng
Làm sao để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em?
Ăn nhiều chất xơ có gây tiêu chảy?
Bác sỹ Jay Hoecker - Thành viên danh dự của Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, chuyên gia nhi khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, trả lời:
Chào bạn!
Mặc dù tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng rất khó có thể xác định chính xác nguyên nhân nào. Trẻ có thể tiêu chảy mạn tính do:
- Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
- Bệnh Celiac: Đây là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen
- Viêm mạn tính của đường tiêu hóa chẳng hạn như bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
- Tiêu chảy mạn tính không xác định được nguyên nhân: Đây là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ em từ 1 - 3 tuổi mà không tìm thấy nguyên nhân. Tiêu chảy thường tự khỏi mà không khiến bé bị giảm cân hoặc tăng tưởng kém
- Không dung nạp protein hoặc đường
Ngoài những nguyên nhân trên thì cũng có một số nguyên nhân hiếm gặp dưới đây cũng có thể gây tiêu chảy mạn tính như:
- Khối u thần kinh nội tiết (Neuroendocrine tumors): Khối u này thường bắt đầu trong đường tiêu hóa
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
- Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis): Bệnh xơ nang khiến chất nhầy tích tụ quá nhiều và ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn
- Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic gastrointestinal): Đây là một nhóm bệnh phức tạp được đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu ái toan trong các cơ quan của hệ thống tiêu hóa cao hơn bình thường
- Thiếu kẽm
Nếu trẻ bị tăng trưởng chậm hoặc giảm cân kèm theo các triệu chứng tiêu chảy thì có thể dạ dày và ruột của chúng đang gặp khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh celiac hoặc xơ nang. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy, bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Điều này đặc biệt đúng nếu tiêu chảy được kết hợp với sốt hoặc nôn hoặc cả hai. Bạn nên gọi cho bác sỹ nếu tình trạng tiêu chảy của bé không cải thiện sau 24 giờ hoặc:
- Em bé không làm ướt tã trong ba giờ trở lên
- Bé bị sốt cao hơn 39 độ C
- Phân có máu hoặc có màu đen
- Bé bị khô miệng hoặc khóc mà không có nước mắt
- Buồn ngủ bất thường, không phản ứng hoặc cáu kỉnh
- Mắt, má hoặc vùng bụng bị trũng xuống
Trong trường hợp của con bạn, tôi khuyên bạn nên sớm đưa con đến gặp bác sỹ chuyên khoa nhi được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sỹ sẽ hướng dẫn cho bạn các biện pháp phù hợp giúp giảm tiêu chảy cho bé.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn