Chuyên gia da liễu đánh giá sơn móng loại nào tốt, loại nào nên tránh xa

Các loại sơn móng có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe

Son và món đồ trang điểm phổ biến này có thể chứa đầy mầm bệnh nguy hiểm

Sơn móng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có an toàn?

Video: "Điểm mặt" những chất độc có trong sơn móng

12 thương hiệu sơn móng quen thuộc chứa chất gây rối loạn nội tiết

Bài viết này đề cập tới các loại sơn móng phổ biến nhất hiện nay và phân tích sơn móng loại nào tốt, cũng như những ưu, nhược điểm của từng loại đối với sự an toàn của móng và sức khỏe tổng thể:

Sơn móng thường

Loại sơn này thường được áp dụng nhiều lớp trên bề mặt móng và để khô tự nhiên trong không khí. Sơn móng thường là một polymer hòa tan trong dung môi. Trong quá trình để khô, dung môi bay hơi và polymer cứng lại.

Loại sơn hybrid cũng có cơ chế tương tự, nhưng có độ bền hơn hẳn sơn thường.

Ưu điểm của sơn thường: Sử dụng đơn giản, nhanh chóng và dễ tẩy bằng acetone. Vì tẩy móng bằng aceton có thể làm nềm móng bị khô, nên việc giảm thời gian tiếp xúc với acetone sẽ ít gây tổn hại cho móng hơn

Nhược điểm của sơn thường: Một số màu sơn, đặc biệt là màu tối, có thể khiến móng bị đổi màu.

Lời khuyên từ bác sỹ da liễu: Không nên sơn móng liên tục. Để móng được nghỉ ngơi, giữ ẩm tốt cho móng và vùng da quanh móng giữa các lần làm móng. Luôn tẩy móng sạch sẽ trước khi khám da liễu.

Sơn móng “non-toxic”

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thuật ngữ “non-toxic” (không độc hại) hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng. Liên quan đến sơn móng, các sản phẩm được dán nhãn “số năm-free”, như “3-free, “5-free”, “7-free”… thể hiện sự phân định độ an toàn cho sản phẩm.

Bản thân chữ “free” biểu thị cho “free nail polish chemical”, tức là lọ nước sơn đó không có những thành phần (theo số lượng 3, 5 hay 7) gây hại cho cơ thể.

Ví dụ, sơn móng “3-free” không chứa các chất độ hại là formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate. “5-free” không chứa 3 chất trên, camphor và formaldehyde resin. “7-free” không chứa 5 chất độc hại như “5-free”, triphenyl phosphate/TPHP và xylene.

Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, formaldehyde là chất bảo quản được xếp hạng là chất gây ung thư tiềm năng. Formaldehyde, dibutyl phthalate và toluene cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Camphor có thể gây độc khi đi qua đường miệng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hóa chất trong sơn móng có thể được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng lượng hấp thụ chính xác và những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hiện vẫn chưa được tìm hiểu rõ.

Ưu điểm của sơn “non-toxic”: Tẩy móng dễ dàng như sơn thường. Chứa ít hóa chất độc hại, tốt cho người có làn da nhạy cảm.

Nhược điểm của sơn “non-toxic”: Không có các dẫn chứng khoa học vững chắc về độ an toàn như tuyên bố của loại sơn này.

Lời khuyên từ bác sỹ da liễu: Đây có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho sơn thường, đặc biệt là đối với những người muốn tránh những hóa chất cụ thể.

Sơn gel

Gel là một chất dính giống như thạch. Sau khi được sơn lên móng, chúng được hong khô rất nhanh bằng máy phát ánh sáng tia cực tím (UV) hoặc đèn led. Nếu bạn muốn làm móng gel, bạn phải làm theo 3 bước cơ bản: Sơn nền, sơn phủ và tạo kiểu hoặc đính đá tùy ý thích.

Tia cực tím từ máy sấy khô gel được cho là có thể gây tổn thương tế bào, đẩy nhanh lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Ưu điểm của sơn thường: Sơn bền màu và giữ được lâu.

Nhược điểm của sơn thường: Tăng tiếp xúc với tia cực tím. Quá trình tẩy móng gel có thể phá hủy nền móng do phải ngâm móng quá lâu trong acetone, mài và cạo lớp gel. Sơn móng gel trong thời gian dài có thể khiến móng giòn và khô nghiêm trọng.

Lời khuyên từ bác sỹ da liễu: Sơn gel không qua gây hại cho móng nếu bạn chỉ thỉnh thoảng làm móng. Hãy nhắc nhở thợ làm móng tránh việc mài và cạo móng quá mạnh. Đừng tự bóc các lớp sơn gel bị bong tróc, điều này có thể khiến móng bị tổn thương, dễ gãy và hại giường móng (lớp biểu bì nằm dưới thân móng, nó chứa các mạch máu và dễ bị tổn thương). Nên thoa kem chống nắng 20 phút trước khi dùng máy hong móng hoặc đeo găng tay hở ngón.

Bột nhúng (Powder dip polish)

Khi làm móng bột nhúng, bạn sẽ cần quét một lớp sơn nền trước để tạo ra một lớp dính, sau đó nhúng móng tay vào bột nhúng được làm từ bột acrylic nghiền mịn hoặc dùng cọ để phết bột nhúng lên bề mặt móng. Cuối cùng, quét thêm một lớp sơn để hoàn thành.

Ưu điểm của bột nhúng móng: Không cần đèn sấy, do đó không phải tiếp xúc với tia cực tím.

Nhược điểm của bột nhúng móng: Các lọ bột nhúng móng có thể được sử dụng nhiều lần cho nhiều người, nên chúng có thể trở thành nơi chứa vi khuẩn, nấm và virus. Quá trình tẩy móng giống như sơn gel nên có thể gây hại cho móng.

Lời khuyên từ bác sỹ da liễu: Nên tránh làm móng kiểu này.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp