Stent là gì, khi nào người bệnh thiếu máu cơ tim nên đặt stent mạch vành?

Đặt stent mạch vành là một phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim khá phổ biến

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể chữa khỏi được không?

Có những phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim nào?

Nên dùng phương pháp chụp mạch vành nào để chẩn đoán thiếu máu cơ tim?

Có nhất định phải chụp mạch vành để chẩn đoán thiếu máu cơ tim?

PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - Chuyên gia tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trả lời:

Chào bạn!

Đặt stent mạch vành là một phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Phương pháp này đã xuất hiện ở Pháp từ thế kỷ trước, xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1990 - 1994 nhưng tới khoảng năm 1999 mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.

Phương pháp đặt stent mạch vành cho người thiếu máu cơ tim

Bạn có thể hiểu stent là một ống lưới thép - giá đỡ đặc biệt. Các bác sỹ sẽ dùng một ống thông nhỏ (catheter) có gắn bóng và stent. Ống thông này sẽ được đưa vào động mạch, tới đoạn mạch bị hẹp. Lúc này, các bác sỹ sẽ dùng bóng để nong cho lòng động mạch rộng ra. Sau đó, stent sẽ có nhiệm vụ ép mảng xơ vữa vào thành động mạch, giữ cho lòng động mạch rộng và không bị hẹp trở lại.

Nhìn chung, đây là một phương pháp có thể cứu sống nhiều người bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, đúng là không phải trường hợp nào cũng nên đặt stent mạch vành.

Theo quan niệm trước đây, người bệnh thiếu máu cơ tim, hẹp mành vành từ 70 - 80% đã có thể đặt stent. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có những trường hợp đặt stent sớm, mạch vành hẹp 50% đã quyết định đặt stent.

Những trường hợp này thường là do mạch máu không ổn định, người bệnh có thể bị đau tức ngực bất cứ lúc nào nên các bác sỹ chủ động cho đặt stent luôn. Tuy nhiên, đặt stent mạch vành sớm quá cũng không phải là phương án tốt. Nguyên nhân là bởi sau khi đặt stent, nếu người bệnh không điều trị tốt, nguy cơ tái hẹp mạch vành vẫn có thể xảy ra. Một khi đã bị tái hẹp mạch vành, người bệnh sẽ không có cơ hội đặt stent lần nữa.

Do đó, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, bạn nên khuyên bố mình điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống trước. Chỉ tới khi động mạch hẹp 70 - 80% thì mới nên nghĩ tới việc đặt stent mạch vành.

Chúc bố bạn và cả gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thiếu máu cơ tim có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy tim.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có thể giúp giãn mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm đau ngực, phòng ngừa suy tim cho người thiếu máu cơ tim.

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể chữa khỏi được không? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị