- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc chống nôn trong thai kỳ có được không?
Tăng kích cỡ dương vật: Chuyện quá dễ?
Phụ nữ có thai, cho con bú cần bổ sung cả sắt và đồng
Phụ nữ có thai có nên bổ sung probiotics?
Bà bầu bị đái tháo đường nên ăn đậu nành, uống nước đậu!
TS. Nupur Gupta – Bác sỹ sản phụ khoa tại Trung tâm Well Woman Clinic, Gurgaon, Ấn Độ cho biết:
Chào em!
Chóng mặt và buồn nôn, đặc biệt vào buổi sáng là một trong những triệu chứng bình thường của phụ nữ mang thai, các triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên cũng có những phụ nữ ốm nghén cả 9 tháng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do sự biến động về nồng độ hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) trong cơ thể của phụ nữ có thai, hormone này kích thích buồng trứng tiết ra estrogen và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, phụ nữ có thai bị căng thẳng, thiếu ngủ, mất nước hoặc gắng sức cũng có thể gây ra tình trạng ốm nghén. Một số trường hợp như: Đa thai, thụ tinh trong ống nghiệm cũng là yếu tố làm tăng cảm giác buồn nôn và chóng mặt.
Nhiều phụ nữ không dám uống thuốc chống nôn trong thai kỳ vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, uống thuốc chống nôn khi mang thai được cho là an toàn và không gây hại cho thai nhi. Nhưng lưu ý là bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ để được tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp dành riêng cho việc điều trị chứng ốm nghén, không nên tự mua thuốc về uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau để giảm buồn nôn và chóng mặt:
- Ăn nhẹ một thứ gì đó khô như: Bánh mì hoặc một vài chiếc bánh quy mặn vào buổi sáng sẽ giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn.
- Tránh các hoạt động hoặc các tác nhân có thể khiến bạn căng thẳng.
- Uống nhiều nước.
- Ngậm một vài lát gừng sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Chúc em sức khỏe!
Bình luận của bạn