Bà bầu bị đái tháo đường nên ăn đậu nành, uống nước đậu!

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có lợi cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

Hơn 1/5 thai phụ Việt mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dùng thuốc điều trị đái tháo đường với TPCN có gây hạ đường huyết?

Lưu ý khi điều trị bệnh đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đa phần tự khỏi sau khi sinh con. Bệnh thường bắt đầu vào những tháng giữa thai kỳ.

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khi bị đái tháo đường thai kỳ, đường huyết có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các bài tập thể dục thường xuyên. Nếu có đường huyết cao khi mang thai, bà bầu dễ bị tăng huyết áp và con to hơn bình thường, nhiều khả năng phải sinh mổ.

Nghiên cứu được thực hiện trên 68 phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, đều đang ở khoảng tuần thai thứ 26 và được theo dõi đến khi sinh. Những phụ nữ này được sắp xếp ngẫu nhiên vào 1 trong 2 nhóm: Một nhóm có chế độ ăn với 35% protein từ đậu nành và 70% còn lại protein là từ nguồn động vật và thực vật. Họ được nhận các sản phẩm chứa protein đậu nành bán sẵn ngoài thị trường và được hướng dẫn cách chế biến; Nhóm 2 được ăn uống với nguồn thực phẩm chứa 70% protein từ nguồn động vật như thịt và pho mát và 30% các loại rau củ khác. Cả hai nhóm được theo dõi trong 6 tuần.

Đậu nành giúp ổn định đường huyết cho bà bầu bị đái tháo đường

Vào cuối giai đoạn 6 tuần, mức đường huyết và insulin giảm ở phụ nữ trong nhóm dùng protein đậu nành, trong khi tăng ở nhóm còn lại. Triglycerides (chất béo trung tính có hại) trong máu ở cả hai nhóm đều tăng nhưng nhóm ăn protein động vật tăng cao hơn. Nghiên cứu nhỏ này được thực hiện tại Iran và được công bố trên tờ Joural of Clinical Endocrinogy and Metabolism.

Nguồn protein đậu nành tốt là ở sữa đậu nành, đậu hũ, đậu nành Nhật Bản (edamame), các loại hạt đậu nành rang và một số protein thực vật và các loại thực phẩm có chứa khoảng 10gr protein đậu nành. BS. Grarison - trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng việc ăn đậu nành có thể ảnh hưởng đến các yếu tố viêm trong cơ thể. “Vì vậy, phụ nữ sẽ phải tiêu thụ đủ 50gr đậu nành mỗi ngày để hạn chế tối đa các tổn thương trong cơ thể”, ông cho biết.

“Sẽ không có mối nguy hiểm nào với bà mẹ khi sử dụng đậu nành trong thời gian mang thai, nhưng có thể xảy ra bất trắc nếu họ tự động thay đổi chế độ ăn uống của họ khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ”, BS. Grarison khẳng định, "tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tăng cường ăn đậu nành ở phụ nữ mang thai".

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất