- Chuyên đề:
- Suy tim
"Tương lai" của bệnh suy tim có thể được dự đoán trước nếu bạn lơ là việc kiểm soát bệnh tật
20 phút đi bộ mỗi ngày cải thiện chứng suy tim
Ăn gì để phòng bệnh suy tim?
Đi bộ giảm nguy cơ suy tim ở nam giới
Suy tim: Khi nào cần đi khám bác sỹ?
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:
Chào bạn,
Hiện nay, rất nhiều người đang hiểu không chính xác về thuật ngữ “suy tim”, cho rằng khi bị bệnh này thì trái tim sẽ đột ngột ngừng đập. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì không phải “suy tim” nữa mà là “ngừng tim” – tình trạng gây tử vong trừ khi trái tim được cấp cứu kịp thời. Khi bị bệnh suy tim, trái tim vẫn đập nhưng không hiệu quả như khi nó còn khỏe mạnh.
Trái tim làm nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể, máu mang nguồn năng lượng (oxy và đường) để nuôi các tế bào và cuốn đi các chất thải của tế bào đó. Điều này cần được thực hiện liên tục, ở từng giây phút mà bạn sống. Khi sự lưu thông của dòng máu gặp trục trặc, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và phù ở chân. Mệt mỏi là do nồng độ oxy cũng như các nguồn năng lượng khác mà tế bào được nhận thấp hơn bình thường. Hiện tượng phù xảy ra khi các chất dịch lỏng bị tích tụ trong cơ thể và khả năng bài tiết nước tiểu của thận bị giảm (do thận không nhận đủ máu để hoạt động).
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh suy tim bằng cách uống thuốc đúng chỉ định, tập thể dục, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học. Tuy nhiên, “tương lai” của bệnh suy tim có thể được dự đoán trước, đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc của bạn. Nếu trong một thời gian dài bạn lơ là việc uống thuốc, tập luyện và ăn uống “thả phanh”, bệnh sẽ trở nặng và thậm chí khiến bạn phải nhập viện. Vì vậy, ngoài việc kiểm soát bệnh suy tim, bạn cũng cần chú ý đến các triệu chứng trên cơ thể mình để đi khám kịp thời.
Bạn nên đi khám ngay nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo dưới đây:
- Tăng cân đột ngột (hơn 1kg/ngày hoặc hơn 2kg/tuần). Tăng cân có thể xuất phát từ sự tích tụ chất dịch lỏng trong cơ thể chứ không phải từ mỡ thừa.
- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Sưng bụng hoặc đau bụng.
- Khó thở kể cả khi nghỉ ngơi, khó thở nặng hơn khi tập thể dục.
- Cảm thấy khó chịu hoặc khó thở khi nằm ngửa.
- Hay tỉnh giấc giữa đêm kèm theo cảm giác hụt hơi, phải ngồi dậy để thở.
- Mệt mỏi.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm vàthực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn