Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 thường không phải tiêm insulin mà chỉ cần uống thuốc

Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa?

Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?

Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:

Chào bạn,

Bác sỹ của bạn nói đúng, điều trị bệnh đái tháo đường type 2 thường không cần tiêm insulin mà chỉ phải uống thuốc.

Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần năng lượng để duy trì hoạt động và đường (glucose) trong máu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, glucose không thể tự mình đi vào tế bào mà phải nhờ một "người vận chuyển" khác, đó là hormone insulin. Insulin do tuyến tụy tiết ra, lưu thông trong máu và đưa các phân tử đường vào trong tế bào. Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi các tế bào không đáp ứng với insulin, còn gọi là “kháng insulin”.

Tình trạng kháng insulin trong bệnh đái tháo đường type 2 khiến glucose khó vào bên trong tế bào hơn và kết quả là bị tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu cao kéo theo mức độ cao bất thường của insulin do tuyến tụy tăng cường sản xuất để bù đắp. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, tuyến tụy bị quá tải và không đủ sức đáp ứng nhu cầu về insulin nữa. Đó là khi nồng độ đường trong máu tăng lên đến mức người bệnh được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2.

Các loại thuốc đái tháo đường type 2 hiện nay hướng tới việc giải quyết tình trạng kháng insulin, sản xuất insulin hoặc cả hai. Dưới đây là các loại thuốc đái tháo đường phổ biến:

THUỐC UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tên gốc – Tên thương mại

Liều dùng

Tác dụng phụ

Lưu ý

Biguanide

metformin (Glucophage, Glucophage XR) giúp giảm kháng insulin

Glucophage: 2 - 3 lần/ngày, dùng trong bữa ăn; 

Glucophage XR : 1 - 2 lần/ngày.

Buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi; Có thể gây nhiễm acid lactic (hiếm)

Giảm khoảng 1,5% chỉ số HbA1c.

Thường không gây tăng cân hay hạ đường huyết. Thuốc có giá thành thấp.

Sulfonylureas: Kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn

glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL)

1 - 2 liều/ngày, trước bữa sáng và/hoặc bữa tối

Hạ đường huyết, tăng cân

Giảm khoảng 1,5% chỉ số HbA1c.

Hiệu quả giảm qua các năm. 

Không nên dùng cho những người dị ứng với thuốc sulfa. 

Có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Có thể tương tác với các thuốc khác, đòi hỏi phải điều chỉnh liều.

glyburide (Glynase PresTab, DiaBeta, Micronase)

1 - 2 liều/ngày, trước bữa sáng và/hoặc bữa tối 

Hạ đường huyết, tăng cân, nổi mẩn

Thiazolidinediones: Giảm kháng insulin

pioglitazone (Actos)

1 - 2 liều/ngày

Thiếu máu, phù nề, tăng cân; 

Có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai; Gây suy tim, mất xương, gãy xương; Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tử vong vì bệnh tim mạch.

Giảm khoảng 1% chỉ số HbA1c.

rosiglitazone (Avandia)

Alpha-glucosidase inhibitors (Thuốc ức chế Alpha-glucosidase): Làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate của cơ thể, phòng ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn

acarbose (Precose)

3 lần/ngày, trong bữa ăn

Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi (thường gặp)

Giảm khoảng 1% chỉ số HbA1c.

Gây hạ đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Những người bị viêm ruột hoặc bệnh đường ruột không nên dùng thuốc này.

miglitol (Glyset)

2 - 3 lần/ngày, trong bữa ăn

Glinides

nateglinide (Starlix)

Uống trong bữa ăn

Hạ đường huyết, nhưng ít phổ biến hơn so với các sulfonylurea; cũng mũi tắc nghẽn và tăng cân

Giảm khoảng 1 – 1,5% chỉ số HbA1c.

Phát huy hiệu quả nhanh hơn và trong thời gian ngắn hơn nhóm Sulfonylureas, làm giảm nguy cơ hạ đường huyết, an toàn hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và người mắc bệnh suy thận.

repaglinide (Prandin)

Uống trong bữa ăn

DPP-IV inhibitors (các chất ức chế DPP-IV): Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin

linagliptin (Tradjenta)

Một lần một ngày

Đau khớp, đau lưng, đau đầu.

Giảm khoảng 0,7% chỉ số HbA1c.

saxagliptin (Onglyza)

sitagliptin (Januvia)

Một lần một ngày

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau họng, tiêu chảy

Các thuốc khác

bromocriptine (Cycloset)

Một lần mỗi ngày

Buồn nôn, nôn mửa

Giảm khoảng 0,7% chỉ số HbA1c.

colesevelam (Welchol)

1 - 2 lần một ngày, trong bữa ăn và chất lỏng

Đầy hơi, táo bón, buồn nôn

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về loại thuốc phù hợp nhất với mình.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.

Kim Chi H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị