Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch?

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh hoặc truyền dịch khi sốt virus.

Nhận biết trẻ sốt virus để phân biệt với sởi

Cảnh giác với sốt virut ở trẻ

Chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?

Để bé không đau, sốt khi tiêm phòng

Trả lời:

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:

Chào bạn! Nhiều phụ huynh đưa con đi truyền dịch để hạ sốt, đây là việc làm sai lầm. Truyền dịch không làm trẻ hết sốt nhanh hơn mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc. Nếu lạm dụng truyền dịch, trẻ còn có thể bị tác dụng phụ như sốc dịch, nếu không xử lý kịp thời các biến chứng do sốc rất dễ tử vong. Có nhiều cha mẹ truyền dịch cho con 2 - 3 ngày không thấy hết sốt mới đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đó mới phát hiện con mình bị các bệnh khác như viêm não, viêm màng não, viêm phổi. Nếu bị viêm não, viêm màng não mà truyền dịch sẽ rất nguy hiểm vì có thể làm phù não. Hơn nữa, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho thấy truyền dịch vào là hết sốt. Trường hợp buộc phải truyền dịch bác sỹ sẽ phải cân nhắc chứ không thể truyền dịch bừa bãi. Chỉ truyền dịch trong những trường hợp được bác sỹ chỉ định truyền dịch, đó là những bệnh nhân bị nôn nhiều, không ăn uống được, sốt kèm theo đi ngoài, và cũng có những trường hợp bị sốt virus mất nước...

Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị sốt virus mà bệnh thường tự khỏi. Tốt nhất khi trẻ bị sốt virus, hãy cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống tốt hơn để tăng sức đề kháng. Bạn nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ với những thức ăn dễ tiêu như: Sữa, súp, cháo nghiền và không ăn no. Đồng thời, trẻ cần được uống nhiều nước, nước cam, nước chanh và ăn nhiều trái cây và bổ sung vitamin C hoặc oresol (bù nước) nếu cần thiết. Ngoài ra, nên theo dõi trẻ, nếu trẻ có những dấu hiệu lạ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng xấu như viêm não, viêm mãng não.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị