Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?

Nếu trẻ bị viêm họng, sốt cao, ho và nôn trớ phải đưa đi bệnh viện ngay

Trẻ nhập viện tăng do thời tiết giao mùa

Trẻ chảy nước mũi chưa chắc đã là bệnh

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Hạ sốt an toàn không cần thuốc

Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Nếu trẻ bị ho, sổ mũi thậm chí sốt mà vẫn ăn chơi bình thường, không xuất hiện thêm dấu hiệu nào khác thì bạn chưa cần thiết phải đưa trẻ đi bệnh viện. Nếu có đưa trẻ đi khám rồi, bạn hãy thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ, chỉ nên cho bé uống những loại thuốc đã được kê đơn. Thông thường ở trẻ em, khi thay đổi thời tiết, nhất là thời tiết lạnh, trẻ hay bị ho, đi kèm theo các biểu hiện hay gặp là chảy nước mũi, hắt hơi hoặc sốt nhẹ. Nguyên nhân chính là do virus, vì vậy kháng sinh không phải là thuốc tốt nhất để điều trị ho cho trẻ.

Trong một số trường hợp sau, bạn đừng nên chần chừ và nên cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

Trẻ ho kèm thở khò khè và tím tái (có thể là do trẻ bị dị vật đường thở).

Trẻ ho kèm sốt cao trên 39 độ C (rất có thể do viêm phổi).

Ho, thở dốc, lồng ngực co kéo, đờm nhiều (có thể bị viêm tiểu phế quản đối với trẻ nhỏ hoặc hen suyễn ở trẻ lớn).

Nếu trẻ ho khàn giọng, thở khò khè, khó thở (có thể bị viêm thanh quản cấp tính).

Ho về đêm kèm nôn ói (có thể bị trào ngược dạ dày thực quản).

Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm (có thể bị hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính).

Sau khi trị khỏi ho cho bé, bạn cũng nên chú ý đề phòng ho, viêm họng và các bệnh viêm đường hô hấp trên tái phát bằng cách tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho con, bao gồm: Vệ sinh mũi họng cho trẻ, sử dụng thực phẩm chức năng chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên (như bướm bạc, kha tử, húng chanh, diếp cá...).

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị