Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus

Trẻ bị dị ứng với thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra sốc phản vệ

Nguy cơ lây lan virus gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Nhận diện bệnh viêm đường hô hấp trên khi giao mùa

Viêm đường hô hấp ở trẻ: “Cửa ngõ” của nhiều bệnh nguy hiểm

Con khỏe mạnh nhờ mẹ chăm hút mũi

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ biểu hiện với các triệu chứng thường gặp như sau: Ho, sốt, chảy nước mũi, viêm họng, thở khò khè, nhịp thở nhanh, rối loạn tiêu hóa, thở rít, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng và tím tái.

Theo các chuyên gia, viêm đường hô hấp trên ở trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là do virus, chiếm khoảng 80%, còn lại là do vi khuẩn và các yếu tố khác. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi thường bị tái phát viêm đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng nội sinh kém, không đủ sức chống đỡ với các mầm bệnh bên ngoài. Vì vậy, tuy y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị bệnh này, nhưng vì chủ yếu là do virus gây ra nên chỉ có thể điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.

Thông thường, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm được sử dụng nếu bé bị sốt quá cao, co giật. Thuốc kháng histamin cũng thường được dùng để năng chặn giải phóng quá nhiều chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phản ứng đôi khi là quá mức. Còn lại, phần lớn là phụ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh và chờ cho đến khi cơ thể tự đào thải virus.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cha mẹ thường cho con dùng thuốc kháng sinh mỗi khi xuất hiện những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà không xem xét kỹ nguyên do gây bệnh.

Thực tế, thuốc kháng sinh chỉ có thể phát huy tác dụng đối với các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn và hoàn toàn “bất lực” khi tác nhân gây bệnh là virus. Vì vậy, trong trường hợp bé bị lây nhiễm virus, dùng kháng sinh dễ làm trẻ bị bội nhiễm, bệnh đường hô hấp trở thành mạn tính khiến sức khỏe của trẻ ngày càng suy kiệt. Đặc biệt, dùng nhiều kháng sinh khiến trẻ rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: Nước tiểu vàng, nôn, trớ, đau bụng, phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ.

Trẻ bị dị ứng với thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra sốc phản vệ. Đây là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một loại thuốc kháng sinh nào đó. Khi đó cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến trẻ bị sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

Như vậy, đối với bệnh hô hấp nói chung, viêm đường hô hấp trên nói riêng chỉ điều trị bằng kháng sinh khi xác định được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và có sự tư vấn của bác sỹ, chuyên gia sức khỏe.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp