Hơn 10 triệu người Việt mắc bệnh thận mạn, đa phần phát hiện muộn

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Xuyên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo

Những điều cần biết dành cho người mắc bệnh thận mạn tính

Những dấu hiệu "thầm lặng" cảnh báo bệnh thận mạn tính

Hy vọng mới cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính

Những biện pháp đơn giản để bảo vệ thận

Gánh nặng bệnh thận mạn

Tại buổi tọa đàm với chủ đề "Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn" do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 23/9, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 10,1% dân số. Bệnh thận mạn đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Số ca mới được chẩn đoán mỗi năm khoảng 8.000 ca. Số ca bệnh cần lọc máu khoảng 800.000 bệnh nhân nhưng hiện chỉ có 5.500 máy phục vụ 33.000 bệnh nhân.

Theo thống kê, 50% bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong trong vòng 5 năm, với chi phí y tế cho điều trị lọc máu tăng gấp 3 lần chi phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm.

Khảo sát Inside CKD trên 11 quốc gia cho thấy chi phí y tế ước tính chi trả cho bệnh thận mạn hàng năm lên đến hàng tỉ USD, và chiếm 2,4 - 7,5% chi tiêu y tế hàng năm. Đáng lưu ý, chi phí cho quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cho các liệu pháp chạy thận nhân tạo, thay thế thận đặc biệt tăng cao.

Dự kiến đến năm 2030, có 5 triệu người cần thay thế thận. Do đó, việc chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh thận mạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn xã hội.

Ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn

Tại tọa đàm, các chuyên gia thảo luận cách áp dụng những tiến bộ y khoa trong quản lý bệnh thận mạn từ chẩn đoán đến kiểm soát bệnh ở giai đoạn sớm, trong đó có nhóm thuốc ức chế SGLT-2i.

Nghiên cứu DAPA-CKD là một thử nghiệm lâm sàng toàn cầu khảo sát tác dụng của thuốc Dapagliflozin trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tại các quốc gia khác nhau, trong đó có bệnh nhân Việt Nam. Kết quả cho thấy hiệu quả giảm 39% nguy cơ tiến triển của bệnh và giảm 31% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân.

Các chuyên gia cũng nhìn nhận sau 20 năm, các nghiên cứu như nghiên cứu DAPA-CKD đã mở ra hướng đi mới trong việc quản lý bệnh thận mạn từ lúc bệnh còn ở giai đoạn sớm. Hiện thuốc này đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính với chỉ định từ bác sỹ điều trị.

Bên cạnh đó, các giải pháp tăng cường việc chẩn đoán bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm bằng các xét nghiệm có độ phát hiện cao cũng đã được đưa ra phân tích, trong đó cũng có kiến nghị xem xét triển khai những giải pháp này từ các tuyến y tế cơ sở để có thể phát hiện và can thiệp bệnh sớm hơn.

 

Bệnh thận mạn là sự suy giảm chức năng thận tiến triển, kéo dài. Các triệu chứng tiến triển chậm. Trong giai đoạn tiến triển có các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, nôn ói, viêm miệng, rối loạn vị giác, tiểu đêm, uể oải, mệt mỏi, ngứa, suy giảm về tinh thần, giật cơ và chuột rút, giữ nước, suy dinh dưỡng, bệnh thần kinh ngoại biên và co giật.

Nguyên nhân phổ biến nhất của thận mạn là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận. Đa số bệnh nhân có các bệnh đồng mắc và tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như suy tim, suy thận và tử vong.

Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội