Những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh
Những dấu hiệu "thầm lặng" cảnh báo bệnh thận mạn tính
Bà bầu bị tăng huyết áp dễ mắc bệnh thận
Bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Ai ngờ đồ uống rẻ tiền này có thể tăng tuổi thọ cho bệnh nhân thận mạn tính!
Kiểm tra mức đường trong máu và huyết áp của bạn
Đái tháo đường và tăng huyết áp là những yếu tố chính gây tổn thương thận. Bởi vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường phải thường xuyên theo dõi chức năng thận của mình để phát hiện sớm biến chứng. Theo các chuyên gia, nồng độ đường trong máu lúc đói dưới 100mg/dL và sau ăn dưới 140mg/dL được coi là an toàn.
Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80mm/Hg. Giữa 120/80mm/Hg và 139/89mm/Hg được xem là tăng huyết áp và bạn nên gặp bác sỹ ngay nếu huyết áp của bạn là 140/90mm/Hg hoặc cao hơn.
Kiểm soát huyết áp trong mức ổn định giúp phòng ngừa nguy cơ suy thận
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, bệnh tim và các bệnh khác liên quan đến bệnh thận mạn tính.
Cắt giảm muối
Nên giảm lượng muối xuống khoảng một thìa cà phê mỗi ngày, tương đương với 5 - 6gram. Cách dễ dàng nhất để giảm lượng muối mà bạn ăn hàng ngày là hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Nên tự nấu ăn bởi bạn có thể kiểm soát lượng muối mà mình sẽ ăn.
Nên giảm muối trong khẩu phần ăn để giảm gánh nặng cho thận
Tránh hút thuốc và cắt giảm rượu
Hút thuốc làm chậm dòng máu đến thận. Khi lượng máu đến thận không đủ sẽ làm suy giảm chức năng thận. Hút thuốc cũng làm tăng 50% nguy cơ ung thư thận.
Rượu có thể giải phóng các chất độc vào cơ thể của bạn, khiến thận phải làm việc vất vả hơn. Uống rượu nhiều cũng khiến cơ thể mất nước và gây sỏi thận.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Các loại thuốc thông thường như thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương thận nếu bạn dùng thường xuyên. Loại thuốc trên có thể không ảnh hưởng nhiều tới thận nếu thận của bạn khỏe mạnh và thời gian sử dụng thuốc ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị các chứng bệnh mạn tính như viêm khớp, đau lưng thì hãy trò chuyện với bác sỹ để tìm cách bảo vệ thận.
Kiểm tra mức đường trong máu và huyết áp của bạn
Vì bệnh đái tháo đường và tăng huyết cao là một trong những yếu tố chính gây tổn thương thậ. Bởi vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường phải thường xuyên theo dõi chức năng thận của mình để phát hiện sớm biến chứng. Theo các chuyên gia, nồng độ đường trong máu lúc đói dưới 100mg/dL và nồng độ đường trong máu sau ăn dưới 140mg/dL được coi là an toàn.
Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm / hg. Giữa 120/80 và 139/89 được xem là tăng huyết áp và bạn nên gặp bác sỹ ngay nếu huyết áp của bạn là 140/90 hoặc cao hơn.
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, bệnh tim và các bệnh khác liên quan đến bệnh thận mạn tính.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Nên giảm lượng muối xuống khoảng một thìa cà phê mỗi ngày, tương đương với 5-6 gram. Cách dễ dàng nhất để hạ lượng muối tiêu thụ là tránh thực phẩm làm sẵn hay thức ăn nhanh. Khi tự chế biến thức ăn, bạn có thể kiểm soát lượng muối nạp vào dễ dàng hơn.
Tránh hút thuốc và giảm uống rượu càng nhiều càng tốt
Hút thuốc làm chậm dòng máu đến thận. Khi lượng máu đến thận không đủ, nó làm suy giảm chức năng thận. Hút thuốc cũng làm tăng 50% nguy cơ ung thư thận.
Rượu có thể giải phóng các chất độc vào cơ thể của bạn, khiến thận của bạn khó lọc chúng ra khỏi dòng máu. Uống rượu nhiều cũng khiến cơ thể mất nước và gây sỏi thận
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Các thuốc thông thường như thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương thận nếu bạn dùng thường xuyên. Loại thuốc trên có thể không ảnh hưởng nhiều tới thận nếu thận bạn khỏe mạnh và thời gian sử dụng thuốc ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị các chứng bệnh mạn tính như viêm khớp, đau lưng thì hãy trò chuyện với bác sỹ để tìm cách bảo vệ thận.
Bình luận của bạn