Khánh thành bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đây là tượng đúc đồng liền khổi lớn nhất và tượng đồng được đổ ở độ cao lớn nhất Việt Nam, an tọa trên khu đất rộng 2.200 m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được lấy từ bản gốc bức tượng đá đang được thờ tại Tháp tổ chùa Hoa Yên, ở tư thế ngồi ở trạng thái tĩnh tại, ung dung thư thái, phù hợp với bối cảnh và địa hình chung.

Tượng bắt đầu được triển khai từ năm 2009, cao 15m, nặng 138 tấn. Kinh phí thực hiện được huy động từ nguồn xã hội hóa lên đến gần 80 tỷ đồng. Trước đó, sau hơn 5 năm khảo sát và thống nhất ý kiến, Hội đồng nghệ thuật và các chuyên gia đã quyết định chọn vị trí xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nằm trong tuyến bộ hành đường đá tự nhiên, từ khu vực tượng đá An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh). Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông hiểm trở.

Theo Sử sách ghi lại, Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 7/12/1258 (tức ngày 11/11 năm Mậu Ngọ) và mất ngày 16/11/1308 (tức ngày 3/11 năm Mậu Thân).


Ảnh: Phatgiao.org.vn

Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái - Bắc Ninh, Ý Yên - Nam Định. Được biết, để thi công công trình này, khối lượng vận chuyển lên núi lên tới 2500 tấn. Vì vậy, nhà thầu đã đưa ra phương án đúc tượng ngay trên bệ bê tông, lò nấu đồng nằm trên giàn giáo thép, bố trí trên 4 tầng, nằm xung quanh khuôn tượng, dẫn trực tiếp nước đồng vào khuôn theo hệ thống máng dẫn chảy. Tính cụ thể, tượng có khối lượng đồng lớn hơn 138 tấn, chiều cao tượng 12,6m và thịt đồng dày trung bình 4cm.

Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đánh giá là công trình kỉ lục, sau lễ khánh thành sẽ tạo nên sức hút mới cho khu di tích danh thắng Yên Tử, phục vụ nhu cầu tâm linh tưởng niệm đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Khu vực xây dựng tượng Trần Nhân Tông là một phần quan trọng trong hệ thống di tích chùa tháp tại Yên Tử và ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, góp phần tạo thành một quần thể di tích lịch sử danh thắng tâm linh nổi tiếng.

Phật hoàng Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3.

Ngài còn là vị Tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Đây là Thiền phái mang tư tưởng hòa nhập đạo với đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam.

Việc xuất gia tu đạo của Ngài khi đất nước yên bình đã góp phần không nhỏ cho đời sống chính trị Đại Việt cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV trở nên ổn định, ôn hòa, dân được hưởng cảnh ấm no, hạnh phúc.


Một số hình ảnh ghi lại những hình ảnh từ thời điểm bắt đầu đúc tượng đến lúc hoàn thành:

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 1
Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 2
Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 4

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 5

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 6

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 7

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 8

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 9

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 10

Cận cảnh tượng đồng kỷ lục Việt Nam 11

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa