Không tùy tiện uống aspirin, tránh biến chứng nguy hiểm
Vitamin D giúp bảo vệ cơ tim, phòng ngừa suy tim sau khi bị đau tim
Những hoạt động hàng ngày có thể kích hoạt cơn đau tim
6 yếu tố nguy cơ của cơn đau tim thầm lặng
Tại sao mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị đau tim?
Bác sỹ Robert Ashley - Giáo sư y khoa của Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Aspirin làm giảm đông máu bằng cách tăng khả năng kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa tắc mạch máu do cục máu đông. Bởi vậy sử dụng aspirin có thể làm giảm nguy cơ đau tim ở những người có nguy cơ cao hoặc những người có tiền sử đau tim. Đối với những người có tiền sử đau tim, dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm 20% nguy cơ đau tim.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol LDL cao (cholesterol xấu), tuổi tác.
Nếu bạn 40 tuổi, chưa bao giờ bị đau tim và không có yếu tố nguy cơ đau tim thì dùng aspirin sẽ có nhiều tác hại hơn lợi ích. Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và tăng nguy cơ chảy máu não.
Nếu bạn 55 tuổi, huyết áp bình thường, cholesterol thấp và không hút thuốc thì bạn ít có nguy cơ đau tim, do đó bạn không nên dùng aspirin.
Nếu bạn trong độ tuổi từ 65 - 70 và không có yếu tố nguy cơ, aspirin có thể làm giảm nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, khi dùng aspirin, bạn có thể bị chảy máu dạ dày. Chảy máu dạ dày do aspirin rất nghiêm trọng và người bệnh có thể phải truyền máu.
Ngoài tuổi cao, nếu bạn có thêm các yếu tố nguy cơ đau tim thì lợi ích của aspirin tăng lên. Vì vậy, nếu bạn từ 55 tuổi trở lên và bị đái tháo đường, hút thuốc lá thì sẽ nhận được nhiều lợi ích khi uống aspirin. Lợi ích này lớn hơn nguy cơ chảy máu dạ dày và nguy cơ chảy máu não. Sử dụng aspirin trong thời gian dài cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có nguy cơ đau tim thấp hoặc không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột già thì bạn không nên dùng aspirin.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn