- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Khoảng 25-30% các cơn đau tim ở người bị đái tháo đường là cơn đau tim thầm lặng
Đái tháo đường type 3c: Phát hiện dạng bệnh đái tháo đường mới
Infographic: Người bệnh đái tháo đường đã biết tiêm insulin đúng cách?
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?
9 thói quen ăn uống làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường
Khi có một cơn đau tim, một phần cơ tim sẽ không nhận được đủ máu. Điều này có thể làm cho các mô tim chết đi và để lại sẹo. Các cơn đau tim có thể ảnh hướng đến tính mạng của người bệnh, vì thế cần được cấp cứu kịp thời.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể chú ý tới các triệu chứng cảnh báo đau tim như: Đau tức ngực và khó thở. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có thể lên cơn đau tim mà không cảm thấy tức ngực, hoặc các triệu chứng khác. Tình trạng này được gọi là một cơn đau tim thầm lặng.
Cơn đau tim thầm lặng có thể xảy ra đối với bất cứ ai, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao hơn cả. Tại sao lại như vậy?
Mắc đái tháo đường làm tăng cao nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm
1. Nguyên nhân gây ra các cơn đau tim hầu hết là do xơ vữa động mạch. Nếu không thể kiểm soát bệnh đái tháo đường, người bệnh sẽ có nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch, do các mạch máu bị thay đổi khi đường huyết tăng cao. Ngoài ra, đường huyết tăng cao còn làm thay đổi khả năng đông máu, góp phần hình thành mảng bám trong thành mạch máu.
2. Nếu không giữ đường huyết ổn định, người bệnh đái tháo đường sẽ không thể cảm thấy đau tức ngực, do hệ thần kinh đã bị tổn thương (biến chứng thần kinh tự chủ). Nếu có tiền sử bị đau tim thầm lặng, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao phát triển các cơn đau tim nặng hơn.
3. Với những người bị đái tháo đường, dấu hiệu duy nhất của cơn đau tim thầm lặng đôi khi là lượng đường huyết tăng cao và luôn cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn nghi ngờ mình bị đau tim, hãy tới bệnh viện ngay lập tức. Một cơn đau tim thầm lặng có thể được chẩn đoán bằng việc theo dõi nhịp tim, siêu âm tim, điện tâm đồ và các xét nghiệm khác.
4. Dù chưa có cách nào dự đoán được các cơn đau tim thầm lặng, nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng, những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, người bị béo phì, có lối sống ít vận động… sẽ có nguy cơ cao hơn cả.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, kiểm tra lượng cholesterol trong máu… cùng với việc giữ đường huyết ổn định để làm giảm nguy cơ đau tim thầm lặng.
5. Khả năng phục hồi sau cơn đau tim phụ thuộc vào việc bạn có được điều trị sớm hay không. Những người được điều trị kịp thời sẽ có khả năng hồi phục tốt sau cơn đau tim (khoảng 90%).
Trong trường hợp người bệnh bị một cơn đau tim thầm lặng, họ thường không tự nhận thức tình trạng bệnh và thường điều trị muộn hơn. Điều trị quá muộn có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.
Bình luận của bạn