Bệnh lao vẫn đang là gánh nặng của Việt Nam

Lao có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân kiên trì điều trị (Ảnh minh họa)

WHO ưu tiên cho cuộc chiến chống viêm gan và lao phổi

Điều trị lao: Chấp nhận tác dụng phụ để điều trị tốt hơn

Việt Nam thành công với 2 phương pháp điều trị Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt

Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng chế độ ăn

Làm gì để phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa đông?

Tại Hội nghị đánh giá kết quả một năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao và phương hướng hoạt động năm 2015 do Bộ Y tế tổ chức, TS. Nguyễn Đức Chính cho biết, bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) gây ra. BK lan truyền trong không khí từ người này sang người kia. Khi một người hít phải vi khuẩn lao, chúng sẽ khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản. Từ đấy chúng có thể vào bằng đường máu đến nhiều nơi khác của cơ thể như thận, xương sống, não.

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia cho biết, công cuộc phòng chống bệnh lao trong năm 2014 gặp không ít khó khăn. Trước hết do dịch tễ lao ở nước ta vẫn còn ở mức cao, kinh phí chương trình mục tiêu bị cắt giảm và phát hiện chưa hết trong nhóm đối tượng nghi ngờ. Đặc biệt, việc quản lý bệnh nhân lao kháng thuốc tại cộng đồng còn nhiều khó khăn. Việc điều trị lao kháng thuốc ngoài Chương trình chống lao cho kết quả điều trị thấp, tỷ lệ bỏ trị cao là nguyên nhân làm gia tăng và khuếch đại tình hình bệnh lao kháng thuốc…

Theo TS. Chính, đến nay vẫn có nhiều người sợ bị lây bệnh lao khi phải tiếp xúc, chăm sóc người bệnh hoặc trong gia đình có người bị lao nhưng thực tế có thể phòng và ngăn chặn được việc lây và mắc bệnh. Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng, áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt.

Khi nói chuyện có thể đeo khẩu trang, người bệnh cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng, sau đó đem ngâm trong nước vôi, nước crezin 4% hoặc nước clorua vôi 2% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất. Người chăm sóc hoặc tiếp xúc với bệnh nhân cần nhắc nhở và giúp đỡ họ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống lao.

Đặc biệt, cho trẻ tiêm vaccine phòng lao BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao. Trong Chương trình chống lao quốc gia, tiêm BCG được lồng ghép vào Chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh hay lây cho gần 100% trẻ em dưới 5 tuổi. 

Lao không phải là bệnh không thể chữa khỏi, bệnh nhân chỉ cần kiên trì điều trị và thực hiện đúng chế độ. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao ý thức và tuyên truyền phòng chống lao: Đây không phải là chuyện của riêng mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm với cả xã hội.

Mục tiêu của Chương trình Chống lao quốc gia đặt ra từ năm 2015 đến 2020: Việt Nam giảm 30% số người mắc lao (giảm 6% mỗi năm), giảm 40% số người chết do lao trong 5 năm (giảm 8%/năm).
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn