Bánh chưng đen của người dân tộc Tày được làm khá cầu kỳ và công phu
Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết
Lang Liêu - Ông tổ văn hóa ẩm thực thời đại Hùng Vương
Làm bánh chocolate chuối cho bữa sáng đủ chất
Cách làm bánh chưng đen khá cầu kỳ và công phu. Cụ thể, lá dong phải chọn loại lá bánh tẻ, khổ vừa phải. Sau đó, lá được rửa sạch, lau khô. Lúa nếp nương phải là thứ nếp thơm ngon. Đỗ xanh, sau khi ngâm, đãi vỏ, đãi bỏ sạn. Nhân, ngoài đỗ xanh, bà con còn chọn thịt lợn ba chỉ, loại ngon nhất, đặc biệt phải nhiều mỡ. Thịt sau đó được thái miếng dày khoảng 2 đốt tay (khoảng 3cm), ướp gia vị gồm: Thảo quả khô (nướng cho thơm lừng, giã nhỏ trộn vào thịt), hạt tiêu, ớt bột.
Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen.
Để gói bánh, sau khi gạo ngâm nước, vo kỹ, vớt ra, đem trộn với bột tro sao cho hạt gạo tròn mẩy được bao bọc bởi màu đen tro mịn.
Sau khi loại bỏ vỏ, sạn, đỗ xanh được luộc qua cho đỗ chín sơ sơ. Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bà con tiến hành gói bánh.
Bánh chưng đen được gói hình tròn, dài, gần giống với bánh gù của dân tộc Giáy, còn được gọi là bánh chưng tầy. Tuy nhiên, một số nơi vẫn gói thêm một vài chiếc bánh chưng đen hình vuông.
Bánh chưng đen ăn trong dịp tết, tuy nhiên ngon nhất vẫn là bánh chưng nướng. Bánh sau khi luộc, cứ để cả lá, bà con đặt bánh chưng lên lớp than hồng, phủ than nóng lên cho đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, thảo quả, thịt mỡ quyện vào nhau.
Theo bà con dân tộc Tày, bánh chưng đen ngon là chiếc bánh tròn trịa, những chiếc lạt gói phải hằn đều lên thân bánh, tạo nên một chiếc bánh quánh đặc...
Cách gói bánh chưng đen được các thế hệ truyền dạy cho nhau. Vì thế, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về là gia đình nào cũng tổ chức gói bánh, tạo không khí đầm ấm, vui tươi chuẩn bị đón Tết.
Bình luận của bạn