Bạo hành phụ nữ là một hành vi đáng bị lên án và trừng phạt
Bé gái 15 tháng nguy kịch nghi bị bạo hành
Bé gái bị bạo hành đã xuất viện, về sống với cha
Bé gái 29 tháng bị hàng xóm bạo hành man rợ
Bé 4 tuổi bị bố mẹ bạo hành đã được xuất viện
Nguy cơ rối loạn giấc ngủ do bị bạo hành
Sau khi đo nồng độ cortisol trong các mẫu nước bọt của 122 cặp vợ chồng 4 lần/ngày, họ nhận thấy rằng nồng độ hormone này thay đổi đều đặn theo ngày cả ở nam và nữ. Kết quả, nồng độ cortisol thường tăng lên khi mọi người mới ngủ dậy, đạt đỉnh không lâu sau đó và rồi sụt giảm nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh nồng độ cortisol với tần suất bạo hành được cả vợ và chồng thông báo trong mối quan hệ giữa họ. Họ phát hiện, sự phá vỡ nhịp điệu cortisol bình thường hàng ngày chỉ có ở phụ nữ. Trong đó, nồng độ hormone ở những đối tượng này giảm chậm hơn suốt buổi chiều và cao hơn mức bình thường vào cuối ngày.
Suốt nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ hệ thống lập quy trục vùng não dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA), vốn kiểm soát sự sản sinh cortisol phản ứng với stress, chịu ảnh hưởng bất lợi của bạo lực.
Tiến sỹ Hyoun K. Kim, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi thực sự khám phá ra rằng, việc ngược đãi đối với phụ nữ liên quan đến nhiều dấu hiệu về lượng cortisol hàng ngày. Tình trạng bạo hành dường như gây bất lợi cho phụ nữ nhiều hơn cho nam giới. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đây có thể thực sự là do những rối loạn trong hoạt động trục HPA”.
Đây là một bằng chứng quan trọng mà chính quyền hay các Tổ chức xã hội có thể xem xét và bảo vệ cho quyền lợi của phụ nữ, những phụ nữ thường xuyên bị bạo hành bởi những ông chồng bạo lực.
Bình luận của bạn