Nguy cơ rối loạn giấc ngủ do bị bạo hành

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người bị bạo hành khi còn nhỏ có nguy cơ cao hơn mắc chứng lo âu, trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe khác. Giờ đây, một nghiên cứu mới đã khẳng định rằng những trẻ em bị bạo hành khi 8 - 10 tuổi có nguy cơ mộng du, sợ hãi buổi đêm hoặc gặp ác mộng cao hơn khi 12 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học Warwick, Anh.


Việc bị bạo hành làm gia tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ

Các nhà khoa học nghiên cứu 6.796 trẻ từ 8-10 tuổi. Tất cả các trẻ đều được phỏng vấn về những lần bị bạo hành, và khi ở tuổi 12, được phỏng vấn bởi các nhà tâm lý học có kinh nghiệm về các trải nghiệm rối loạn giấc ngủ.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng các trẻ bị bạo hành trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tuổi có nguy cơ mộng du, gặp ác mộng hoặc sợ hãi vào buổi đêm cao hơn những trẻ không bị bạo hành khi ở tuổi 12. Những trẻ bị bạo hành nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tuổi có nguy cơ gặp cả ác mộng và chứng sợ hãi ban đêm khi 12 tuổi, trong khi những trẻ bị bạo hành và bạo hành những trẻ khác có nguy cơ cao nhất gặp phải bất kì chứng rối loạn giấc ngủ nào. Những trẻ bạo hành trẻ khác khi 8 - 10 tuổi, song không phải là nạn nhân của bạo hành không gia tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.

Theo bác sỹ Lereya, mối liên hệ giữa việc bị bạo hành và rối loạn giấc ngủ có thể được giải thích bằng sự gia tăng mức độ căng thẳng ở những trẻ này. "Những cơn ác mộng có thể xảy ra khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái lo lắng bẩm sinh có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Song kể cả khi loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng trước đó, kết quả của chúng tôi vẫn cho thấy việc bị bạo hành làm gia tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ".


linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục