Chỉ hơn 50% trẻ được tiêm vaccine viêm gan B ngay sau sinh

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất. Ảnh: N.Phương

Trên 5.000 trẻ được tiêm vaccine Quinvaxem an toàn

11 tháng tuổi có tiêm vaccine thủy đậu được không?

Người dân không còn "ngại" vaccine miễn phí

Số trẻ tiêm vaccine dịch vụ chỉ bằng 8%

Tiến sỹ Đặng Đức Anh - Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh ở Việt Nam từng đạt đến 90%. Tuy nhiên, sau một vài sự cố liên quan đến tiêm chủng, đến nay tỷ lệ này giảm mạnh và chưa thể phục hồi. Cụ thể, năm 2011 là 55%, năm 2012 tăng mạnh lên 75% nhưng trong năm tiếp theo lại giảm xuống 56%. Thấp nhất là năm 2014 chỉ còn 20%. Đây là thực trạng rất đáng báo động. 

Viêm gan B ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng cách hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì từ viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính. Viêm gan B mạn tính sẽ dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.

Tiến sỹ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, việc tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh là cần thiết vì nếu mẹ có virus viêm gan B thì đến 90% sẽ truyền lại cho con. Mũi tiêm này phòng được 85 - 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con.

“Những năm gần đây dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp. Nếu việc tiêm chủng vaccine phòng bệnh không được duy trì, trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại là rất lớn”, tiến sỹ Phu nói.

Ông lấy dẫn chứng năm 2014, dịch bệnh sởi bùng phát tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu do người dân không được tiêm chủng, mặc dù tại Mỹ bệnh sởi đã được công bố thanh toán từ năm 2000. Trên thế giới đã có ít nhất 10 nước ghi nhận bệnh bại liệt và có xu hướng gia tăng, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo tình trạng khẩn cấp tại một số nước khu vực Nam Á và bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

Tại Việt Nam, dịch bệnh sởi xảy ra vào năm 2014 cũng là bài học đắt giá. Năm 2015, một số trường hợp mắc bệnh ho gà khi mới 2 - 4 tháng tuổi; Bệnh sởi khi mới 9 - 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Trước thực trạng người dân không đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, sáng 24/4, tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng Tuần lễ Tiêm chủng - một sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới, nhằm kêu gọi người dân đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Tiêm chủng được công nhận là một trong những biện pháp can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin