Khám sàng lọc trước và sơ sinh quan trọng thế nào?

Hội nghị Tổng kết công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) năm 2014 có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

36 tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc về dân số

Dân số thế giới sẽ đạt 11 tỷ người vào năm 2100

Sàng lọc sơ sinh phát hiện sớm bệnh nan y

Hải Dương: Gần 7.000 trẻ được khám sàng lọc sơ sinh trong năm 2013

Trong báo cáo của Tổng cục DS - KHHGĐ, sàng lọc trước sinh (SLTS) đạt 21,14% tổng số bà mẹ mang thai năm 2014 (so với chỉ tiêu kế hoạch 10% số bà mẹ mang thai trong năm nay) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) với tỷ lệ 162.094/1.263.905 tổng số trẻ sinh sống năm 2014.
Việt Nam cũng như các nước châu Á đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho ba bệnh lý có tỷ lệ mắc cao ở trẻ sơ sinh đó là: Thiếu men GPD, suy giáp bẩm sinh và tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
Bộ trưởng tuyên dương Sở Y tế các tỉnh đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ trong công tác thực hiện Đề án SLTS trong năm qua. Việc thực hiện theo chỉ tiêu SLTSSLSS: Trung tâm Y tế các địa phương tại các tỉnh, thành phố đã thực hiện đúng các hoạt động chuyên môn về quy trình kỹ thuật, tư vấn, theo dõi trẻ sàng lọc có kết quả dương tính và trẻ bị bệnh. Tuy nhiên nhiều đơn vị chưa bám sát những trường hợp nghi ngờ dương tính để tiếp tục tư vấn cho gia đình đưa trẻ đi khám lại. 
Việc SLTS cũng gặp phải một số trở ngại cho các Trung tâm Y tế tuyến xã, huyện bởi đội ngũ bác sỹ siêu âm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh còn thiếu; Chỉ tiêu đào tạo kỹ thuật siêu âm thấp; Thiếu máy siêu âm, phương tiện hóa chất… phục vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Đối tượng SLTS và SLSS miễn phí bị thu hẹp nên số trẻ sơ sinh được sàng lọc giảm đi. Việc theo dõi trẻ sau sinh cũng gặp khó khăn khi trẻ được chuyển lên tuyến Trung ương mà không nhận được phản hồi kết quả từ phía bệnh viện tuyến dưới.
Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho đại diện Sở Y tế các tỉnh có thành tích xuất sắc trong công tác DS - KHHGĐ năm 2014
Bộ Y tế cũng đưa ra năm chỉ tiêu chuyên môn, phương hướng thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia DS - KHHGĐ năm 2015. Theo đó, tỷ lệ SLTS phải đạt 15% và tỷ lệ SLSS là 30% trên toàn quốc trong năm tới. Tuy nhiên, chỉ có 38.270 trường hợp được hỗ trợ khám SLTS và 61.520 trẻ được khám SLSS trên toàn quốc.
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia đạt tiến độ giảm tử vong mẹ và 1 trong 23 quốc gia đạt tiến độ về giảm tử vong trẻ em. Để đạt được những thành tựu đó, trong năm 2014, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả như chuẩn hóa quy trình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thiết yếu theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, nâng cao năng lực cấp cứu sản khoa cho cán bộ y tế, triển khai mổ đẻ, truyền máu và hồi sức sơ sinh tại các bệnh viện huyện miền núi, đào tạo cô đỡ thôn, bản cho vùng đặc biệt khó khăn, đào tạo cán bộ y tế đạt chuẩn người đỡ đẻ có kỹ năng.
Đỗ Ngoan H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin