- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc là làm hại trẻ
Tại sao nên uống nước dứa vào buổi sáng
Tác hại bất ngờ của việc uống một ly nước chanh ấm vào mỗi sáng
Sai lầm cực lớn của cha mẹ: Cấm con ăn bim bim, bánh kẹo và uống nước ngọt có ga
Vì sao không nên cho trẻ uống nước tăng lực?
Nguy cơ khi cho trẻ sơ sinh uống nước sớm
Suy dinh dưỡng: Dạ dày của trẻ sơ sinh (trẻ dưới 6 tháng tuổi) còn rất nhỏ, trong khi trẻ sơ sinh hoàn toàn đã nhận được đủ nước từ sữa mẹ và sữa công thức rồi, nên việc uống thêm nước lọc dễ khiến trẻ cảm thấy tức bụng, khó chịu, dẫn đến không còn muốn bú mẹ, từ đó nếu mẹ cho trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trẻ có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng do mẹ cho uống nước quá sớm
Ngộ độc: Các mẹ không bao giờ nên cho trẻ sơ sinh uống nước vì có thể khiến trẻ bị nhiễm độc nước. Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm độc nước đầu tiên thường là buồn ngủ, khó chịu, thân nhiệt hạ thấp, tâm thần thay đổi, phù mặt, chuột rút… hay nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê, co giật, ngất. Lúc này, mẹ cần lập tức gọi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của con.
Thiếu hụt natri: Trẻ sơ sinh chức năng thận chưa hoàn thiện và không thể xử lý được lượng nước dư thừa đọng lại trong cơ thể nên có thể làm loãng nồng độ natri tồn tại trong cơ thể, lượng natri này sẽ theo nước thoát ra ngoài từ đó có thể khiến bé dẫn đến thiếu hụt natri, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động ở não bộ của trẻ.
Thiếu hụt natri có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ
Ngoài nước lọc đã nói ở trên, mẹ cũng tuyệt đối không nên cho trẻ uống thêm bất cứ loại nước nào như các loại nước hoa quả, nước đường... vì có thể các loại nước này sẽ khiến trẻ sụt cân và dễ mắc bệnh về đường ruột, tiêu hóa. Ngay cả khi uống nước lọc nếu không đảm bảo vệ sinh trẻ cũng có thể bị tiêu chảy.
Nên cho trẻ uống nước khi nào?
Khi trẻ đã ngoài 6 tháng tuổi, lúc này bạn cũng bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc sau bữa ăn để giữ sạch khoang miệng, giúp vị giác của trẻ cảm nhận tốt mùi vị của thức ăn. Lúc này trẻ chỉ cần tối đa là 30ml/lần thôi (khoảng 2 thìa), tức là khoảng 200 – 300ml/ngày.
Mẹ nên để ý màu sắc nước tiểu để nhận biết trẻ đã uống đủ nước hay chưa. Thông thường, nước tiểu của trẻ trong, màu hồng nhạt hay vàng nhạt; Trường hợp nước tiểu sậm màu (vàng sậm hoặc vàng cam) thì có thể trẻ đang thiếu nước trầm trọng, mẹ có thể bổ sung thêm nước cho con.
Lúc trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể cho bé uống thêm nước
Lưu ý khi cho trẻ uống nước
- Không nên cho trẻ uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến con có cảm giác no, không muốn ăn đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung.
- Cho trẻ uống theo nhu cầu.
- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến con dễ “tè dầm” hoặc thức giấc giữa đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bình luận của bạn