Trên 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết

Việt Nam có 50.000 - 100.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Sốt xuất huyết giết chết 12.500 người mỗi năm

10.000 ca mắc sốt xuất huyết chỉ trong 5 tháng đầu năm

Sốt xuất huyết vào mùa, gia tăng ca mắc

Phạt tiền để ngừa sốt xuất huyết

Đây là hoạt động thường niên của Bộ Y tế nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và kêu gọi sự quan tâm, hợp tác hơn nữa của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” thể hiện mạnh mẽ sự cam kết chung của cộng đồng 10 nước thành viên ASEAN với quyết tâm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có sốt xuất huyết.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, hiện nay có trên 3,9 tỷ người hay trên 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành phổ biến tại hầu hết các địa phương trên toàn quốc, mỗi năm ghi nhận từ 50.000 - 100.000 người mắc bệnh và hàng chục ca tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi mít tinh

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp dự phòng vẫn được coi là những biện pháp chính có hiệu quả trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết. Việc phòng chống sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu bằng cách tiêu diệt muỗi và lăng quăng. Để phòng chống sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết cần phải có sự tham gia của toàn cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra các dụng cụ đựng nước tại hộ gia đình khu dân cư

Ngay sau lễ mít tinh, các đại biểu đã cùng tham gia buổi diễu hành trên nhiều tuyến phố tại TP.HCM nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như tuyên truyền cho người dân trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin