Tăng lương cho người thu nhập thấp

Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được tăng thêm 8% mức lương hiện hưởng (Ảnh: Giadinh.net.vn)

Sẽ tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2015?

Lương tối thiểu vùng phải tăng từ 18- 19% mỗi năm

Hưởng 300% lương khi làm thêm ngày lễ, Tết

Viện phí sẽ gánh cả tiền lương, phụ cấp cho bác sĩ

Lương tối thiểu vùng phải tăng từ 18- 19% mỗi năm

Bí quyết ăn để tăng cường năng lượng trong năm mới

Hưởng 300% lương khi làm thêm ngày lễ, Tết

Viện phí sẽ gánh cả tiền lương, phụ cấp cho bác sĩ

Những ai được tăng lương?

Nghị định nêu rõ, người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, bao gồm:

- Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 2 điều 4 luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại luật Viên chức năm 2010.

- Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 điều 4 luật Cán bộ, công chức năm 2008 và nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù.

- Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

- Viên chức làm việc trong trạm y tế xã theo quy định tại nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn.

- Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân.

- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu.

Mức tiền lương tăng thêm

Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng được tính bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, nhân với mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng rồi nhân 8%.

Tiền lương tăng thêm không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương.

Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) của cơ quan, đơn vị.
Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ năm 2015 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Đối với số thu dịch vụ sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).
Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất và khoản 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2015 so với dự toán năm trước sau khi đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng còn dư).
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2014 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương.
Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện mức tiền lương tăng thêm trong trường hợp các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng quy định nêu trên nhưng vẫn còn thiếu nguồn.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2015. Chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1/1/2015

Trước đó, trong phương án phân bổ ngân sách năm 2015 trình lên Quốc hội tại kỳ họp này, mặc dù thu ngân sách năm 2014 vượt dự toán 63.000 tỷ đồng nhưng Chính phủ đề xuất hoãn thực hiện lộ trình tăng lương do không bố trí được nguồn. Phần thu vượt dự toán được đề xuất ưu tiên bố trí chi trả nợ và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội khác. Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm của mình tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra về việc nên cân đối ngân sách để tăng lương bởi lộ trình này đã chậm 2 năm.
Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin