Mùa đông xuân là thời điểm các chủng cúm gia cầm dễ bùng phát
Cảnh báo: Cúm A/H5N1 vừa xuất hiện có thể lây sang người
Cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát vào cuối năm
Italia cấm vaccine cúm vì gây chết người
Thêm một ca tử vong vì nhiễm virus cúm gia cầm
Việt Nam chưa ghi nhận virus cúm gia cầm A/H5N8
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo trực dịch 24/24 giờ trong các ngày nghỉ lễ, tết để theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực và báo cáo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.
Tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh trong mùa đông xuân, đặc biệt với dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6, ngăn chặn sự xâm nhập của cúm A/H7N9 và các loại cúm khác vào Việt Nam.
Đồng thời, các Sở Y tế cần phối hợp với các ban, ngành liên quan để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Tổ chức tốt việc thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt tại các chợ đầu mối, điểm bán thực phẩm phục vụ tết, các nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và tại các bếp ăn tập thể đông người.
Theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/12, trên cả nước đã có dịch cúm gia cầm H5N1 vừa được phát hiện trên một số đàn gia cầm tại huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), xã Phong Phú của huyện Cầu Kè, xã Thạnh Hòa Sơn của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) và dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại xã Tịnh Hà của huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).
Tại Trung Quốc, dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm và gây bệnh cho người từ năm 2013, số trường hợp mắc gia tăng vào các tháng mùa đông xuân. Đến tháng 4/2014 ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong ở người do cúm A/H5N6.
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; Đảm bảo ăn chín, uống sôi; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn