2 Giám đốc của Bệnh viện Bưu điện TP.HCM (trái) và Hà Nội (phải) đều bị bắt vì cùng một danh
Nhân bản xét nghiệm, giám đốc bệnh viện bị giáng chức
"Nghi án nhân bản xét nghiệm" tại Bệnh viện Thạch Thất: Do sai sót hành chính?
Vụ “nhân bản xét nghiệm”: Trưởng khoa xin hưởng án treo
Xét xử vụ nhân 'bản xét nghiệm' chấn động
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố 3 bị can trong vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" tại Bệnh viện Bưu điện TP.HCM thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam. Các bị can bị truy tố gồm: Trương Anh Kiệt (sinh năm 1959) - nguyên Giám đốc Bệnh viện; Phạm Văn Sửu (sinh năm 1965) - nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán Bệnh viện và Trương Bích Nguyệt (sinh năm 1962) - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2009 - 2011, trên cương vị là Giám đốc Bệnh viện Bưu điện TP.HCM, ông Kiệt đã chỉ đạo các phòng, khoa khám chữa bệnh lập khống 13.077 hồ sơ bệnh án điều dưỡng, điều trị nội trú để quyết toán khống số tiền hơn 27,8 tỷ đồng. Trong đó: 22 tỷ đồng tiền giường điều dưỡng, điều trị nội trú; 5,8 tỷ đồng hỗ trợ tiền ăn phục vụ cho hoạt động điều dưỡng, điều trị nội trú.
Ông Kiệt đã chỉ đạo chi số tiền quyết toán khống vào các hoạt động chung của bệnh viện như: Mua bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, may quần áo đồng phục, tiền ăn giữa ca, bồi dưỡng trực đêm, lương tăng thêm cho cán bộ nhân viên, vật tư y tế. Riêng ông Kiệt đã đút túi hơn 112 triệu đồng, bà Nguyệt hưởng lợi hơn 73 triệu đồng và ông Sửu 73 triệu đồng.
Các đối tượng trên khai nhận đã lập khống hồ sơ bệnh án, nâng khống ngày điều trị, điều dưỡng nội trú để rút tiền của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam dưới sự chỉ đạo của ông Kiệt.
Ngoài ra, liên quan tới hành vi lập khống hồ sơ bệnh án còn có 9 người khác là nguyên Phó Giám đốc, Trưởng, Phó các phòng, khoa nghiệp vụ của bệnh viện.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cũng gửi công văn yêu cầu Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam xử lý hành chính đối với: Ông Nguyễn Văn Nhiễn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Ông Trần Quang Thưởng - Phó Ban Tài chính kế toán; Nguyễn Thuý Hà - Chuyên viên Ban Tài chính Kế toán cùng một số cán bộ liên quan vì đã thiếu kiểm tra, giám sát, tạo kẽ hở để bị can Trương Anh Kiệt cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra sai phạm tại hệ thống các bệnh viện thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam quản lý. Trước đó, trung tuần tháng 2/2015, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng truy tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Oai (SN 1953) - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bưu điện Hà Nội về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Từ 2008 - 2011, ông Oai đã ký duyệt thanh quyết toán kinh phí hoạt động của bệnh viện nhiều hơn so với thực tế, nhằm tăng quỹ lương chi trả thêm cho cán bộ, công nhân viên. Để hợp pháp hóa việc làm này, ông Oai đã chỉ đạo Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Kế toán trưởng Bệnh viện ký các báo cáo kết quả điều trị, báo cáo tài chính các năm không đúng thực tế. Nâng khống số ngày điều trị nội trú lên 377.979 ngày (tương đương hơn 1.000 giường bệnh, tức là 81.408 lượt bệnh nhân điều trị) để đề nghị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thanh quyết toán kinh phí hoạt động cho bệnh viện và đã được quyết toán hơn 91,7 tỷ đồng.
Ông Oai cũng đã tự ký duyệt chi 35,8 tỷ đồng vào lương cho cán bộ công nhân viên bệnh viện. Còn 55,9 tỷ đồng được chi vào các hoạt động sự nghiệp trong 4 năm.
Bình luận của bạn