Cẩn trọng khi cho trẻ đi bơi, phòng tránh ngạt nước
Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị bỏng
Cách sơ cứu khi bất ngờ bị đau thắt lưng
Cách nhận biết, sơ cứu viêm dạ dày - ruột
Cứu cháu đuối nước, ông chết, cháu mất tích
Điều đáng cảnh báo là vẫn còn có nhiều trường hợp cấp cứu theo kiểu dân gian không đúng, dẫn đến cái chết thương tâm.
Mới đây, trong tuần cuối tháng 6, khoa hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện tiếp nhận bé Nguyễn Chí T. (19 tháng tuổi, ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, chân tay lạnh, ngừng thở, ngừng tim, đồng tử giãn to, trên người bé có vết phỏng da nặng ở vùng bụng, hai bên đùi.
Dù được hồi sức tích cực nhưng do bé ngừng tim, ngừng thở, phỏng độ 2 (trên 30%) rất nặng, nên sau hai ngày phải đặt ống nội khí quản thở máy, trợ tim, tình trạng vẫn không cải thiện, sau đó gia đình xin về lo an táng.
Theo lời kể của gia đình, do mẹ bé đi chợ nên để bé cho anh trai 7 tuổi trông giữ, khi về không thấy bé nên đi tìm thì thấy bé nổi dưới sông. Đưa bé lên, người nhà cấp cứu bằng cách xốc nước và lăn bé trên lu hơ lửa nóng, không kết quả, người nhà mới đưa bé đến bệnh viện.
Trường hợp tử vong thứ hai là em Trần Quốc T. (6 tuổi, ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang), té vào mương nước có nhiều sình lầy. Khi phát hiện, người nhà mất thời gian xốc nước, vác bé chạy vòng vòng tại chỗ rất lâu sau mới cho nhập viện thì đã quá trễ. Đây là những cái chết rất thương tâm mà nếu biết cách sơ cứu thì có thể không xảy ra.
Bác sỹ Hà Anh Tuấn - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - nói hè năm nào cũng có những cái chết do đuối nước thương tâm, nhưng đáng nói hơn là người dân vùng quê vẫn còn những cách xử lý theo dân gian hoàn toàn sai khi bị ngạt nước.
Khi phát hiện trẻ bị ngạt nước phải kêu gọi mọi người giúp đỡ, nhanh chóng đưa lên bờ và sơ cứu, nếu trẻ bất tỉnh cần để trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên, làm sạch và thông đường thở bằng cách móc sình đất (nếu có) trong miệng, mũi ra.
Nếu trẻ ngưng thở, tiến hành thổi ngạt, ấn tim ngay lập tức và kiên trì nhiều lần: Dùng hai ngón tay cái (nếu trẻ dưới 1 tuổi) hoặc dùng bàn tay (nếu trẻ trên 1 tuổi) ép lên lồng ngực ngoài tim, ấn tim 15 lần thì thổi ngạt 2 lần.
Ấn tim thổi ngạt liên tục kể cả trên đường vận chuyển cho đến khi trẻ tự thở lại. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ấn tim hơn 1 giờ mà không thấy trẻ phục hồi.
Nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ kèm theo, cần cố định vùng cổ, lưng cho trẻ; Quấn chăn giữ ấm và chuyển nhanh đến cơ sở y tế.
Tuyệt đối không xốc nước và hơ lửa (lăn lu) cho trẻ vì không có tác dụng sơ cứu, làm chậm thời gian và có thể gây phỏng nguy hiểm.
Bình luận của bạn