Hình ảnh bệnh gout của ông N, khi đến bệnh viện khám (Ảnh: Infonet)
Người bệnh gout nên ăn uống thế nào?
Cần lưu ý gì khi dùng TPCN hỗ trợ điều trị bệnh gout?
Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Cây “nở ngày đất” chữa bệnh gout, ung thư?
Bệnh nhân N. cho biết, do bị bệnh gout đau quá không chịu được nên ông được người nhà đưa đến khám tại một phòng khám Đông y ở phố Kim Mã, Hà Nội. Mỗi lần lấy thuốc mất hơn chục triệu đồng. Bệnh có đỡ đau hơn một chút nên bệnh nhân càng tin và cứ 1 – 2 tháng lại mang tiền đi lấy thuốc.
Khi bệnh nhân N. tái khám lần nữa thì bác sỹ Trung Quốc đã về nước nên ông đến Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, kết quả các chỉ số xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu suy thận.
Đơn thuốc của bệnh nhân N. (Ảnh: Infornet) |
Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. Ở các nước phát triển bệnh chiếm tỷ lệ từ 1- 2%. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, bệnh ngày càng hay gặp. Tỷ lệ bệnh gout trong dân số nói chung là khoảng 0,2%.
Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 - 2000), bệnh chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ tư trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.
Khi bị bệnh gout cần khám và tư vấn bác sỹ chuyên khoa để được sử dụng thuốc chống viêm không steroid và/hoặc phối hợp với colchicin, thuốc giảm đau nếu cần. Không nên lựa chọn thuốc chống viêm corticoid như: Prednisolon, dexamethason, chỉ được sử dụng thuốc này khi bác sĩ chuyên khoa thấy thật cần thiết.
Trước trường hợp của bệnh nhân N., các bác sỹ lo ngại có nhiều khả năng trong thang thuốc của bác sỹ Trung Quốc có thành phần corticoid giúp giảm đau nhưng có tác dụng phụ.
Bình luận của bạn