Hạn chế thực phẩm chứa nhiều acid uric để phòng ngừa bệnh gout tái phát. Nguồn ảnh: Internet
Người bệnh gout nên ăn uống thế nào?
Cần lưu ý gì khi dùng TPCN hỗ trợ điều trị bệnh gout?
Gout không còn là 'độc quyền' của người giàu
Gout – Nguy hiểm khi biến chứng
PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc ẩm ướt, kéo theo những biến đổi bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, của dịch khớp… góp phần làm xuất hiện các cơn đau khớp.
Với trường hợp của bác, đang bị bệnh gout cần tuân thủ chế độ điều trị mà bác sỹ đã chỉ định. Bác cần hình thành thói quen thăm khám sức khỏe thường xuyên và kiên trì điều trị để bệnh được ổn định lâu dài.
Để bệnh ít tái phát trong mùa đông, bác nên duy trì chế độ tập luyện hàng ngày, giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra đường cần phải giữ ấm toàn thân.
Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như nội tạng động vật, hải sản, mỡ động vật… Bác cũng cần tránh xa rượu, bia, cà phê… vì đây là những tác nhân làm tăng lượng acid uric. Uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) cũng giúp đào thải bớt lượng acid uric ra ngoài.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, bác có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout, bác có thể dùng thêm các sản phẩm này để phòng bệnh. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để lựa chọn được các sản phẩm chất lượng và dùng đúng liều lượng.
Chúc bác luôn khỏe!
Bình luận của bạn