WHO: 2 triệu người chết mỗi năm do thực phẩm bẩn

Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan

Ngộ độc mùa 'hải sản' - Không thể làm ngơ

Bếp ăn tập thể "bẩn" khiến 229 công nhân ngộ độc

Ngộ độc arsenic do dùng “thảo dược Viagra” mua trên mạng

Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay (7/4/2015) là về An toàn thực phẩm, một chủ đề liên quan tới tất cả người dân Việt Nam. An toàn thực phẩm là một lĩnh vực thuộc hoạt động y tế cộng đồng để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, cấp tính  hoặc mạn tính. Thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. 

Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh - từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng, đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em và người già. 

Theo Cục An toàn Thực phẩm, có 194 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo tại Việt Nam trong năm 2014, khiến trên 5.000 người bị ngộ độc, 80% trong số đó phải nhập viện và 43 trường hợp bị tử vong. 

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam là một thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh của đất nước. Những căn bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra đã cản trở  sự phát triển kinh tế xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, và gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và thương mại quốc gia. Chuỗi cung cấp thực phẩm càng ngày càng chạy qua nhiều biên giới quốc gia, do đó, việc phối hợp giữa Việt Nam và các nước láng giềng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: “Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất trong chuỗi liên tục của thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Các nhà sản xuất, các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam cần phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh trong khi người tiêu dùng cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các thực hành tốt về an toàn thực phẩm”.  

Hiện nay, WHO đã tích cực hỗ trợ Cục An toàn thực phẩm và các đối tác chính khác nhằm nâng cao sức khỏe của người dân thông qua việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất trong chuỗi thực phẩm là vấn đề trọng tâm của việc nâng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuân thủ đúng các hướng dẫn về ATTP là phương thức hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật hữu hiệu.

Bên cạnh đó, nỗ lực của WHO trong việc hỗ trợ Việt Nam nâng cao giám sát bệnh, dịch tễ học thực địa, đánh giá nguy cơ, truyền thông nguy cơ và các hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn, cũng như giảm bớt những nguy cơ bệnh tật và tử vong do các vụ ATTP bằng cách tiếp tục củng cố giám sát và phát hiện sớm cũng như ứng phó sớm với các mối nguy bệnh tật.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin