Kinh hãi những bể nước ngầm sinh hoạt

Hơn 50 tuổi, làm nghề thau rửa bể nước ngầm gần 20 năm nay nên ông Nguyễn Văn Giang (Thạch Thất, Hà Nội), chuyện xác chuột chết, xác gián nổi đầy trong bể chứa nước ngầm, cộng với đủ các loại rác rưởi vớt lên từ bể chẳng còn xa lạ với ông. Theo lời kể, các nhà hàng, quán ăn... dùng nước nhiều nên phải có bể chứa nước ngầm để đảm bảo nguồn cung cả ngày. Song, các bể này thường được làm bằng xi măng, dưới nền bếp ẩm thấp với nắp bể ngầm được đậy rất thô sơ (một tấm xi măng, tấm tôn, tấm gỗ), thậm chí có nơi còn chẳng thèm đậy gì. Thế nên, chuyện xác chuột, xác gián chết ngâm đầy trong bể nước ngầm chẳng phải là điều gì quá lạ lẫm với những người chuyên làm nghề thau rửa bể nước ngầm như ông.

“Hãi nhất là vụ thau bể nước ngầm cho một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) tháng vừa rồi, mấy anh em không khỏi rùng mình khi vớt được cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, nước dưới đáy bể ngầm xục lên đen ngòm như nước cống”.“Thế mà chủ nhà hàng còn giải thích rằng họ mới thau rửa bể được một thời gian ngắn. Bể còn sạch hơn nhiều những lần thau trước”, ông Giang kể.


Không chỉ ở nhà hàng, quán ăn bể ngầm mới bẩn như vậy mà ngay cả bể nước ngầm của những hộ dân kinh doanh nhà trọ, thậm chí của các khách sạn 2-3 sao cũng bẩn không kém bởi vài năm mới thau rửa một lần. Họ xây bể ngầm chứa nước rộng cả chục khối để đảm bảo nước sinh hoạt nhưng vài năm mới cho thau rửa một lần để “tiết kiệm”. Khi thau bể, có đủ thứ như túi nilon, giầy dép, thậm chí còn vượt được cả bao cao su, băng vệ sinh ở dưới bể nước nữa được vớt lên. Cả xóm góp ý bảo chủ nhà thau rửa một năm hai lần cho sạch sẽ hoặc mua bồn chứa nước inox cho đảm bảo nhưng chủ nhà nhất quyết không chịu bởi sợ tốn kém. “Thế là cả xóm đành phải nhắm mắt dùng nước bể ngầm ngâm rác rưởi, chuột chết làm nước sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày”, một người thuê trọ than thở.

CTV5
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin