Thực phẩm chức năng giả: Luật không thiếu nhưng chưa đủ!

TPCN giả bị phát hiện và thu giữ (Ảnh: An ninh thủ đô)

Năm 2020, thị trường thực phẩm chức năng sẽ bùng nổ

4 loại TPCN luôn có trong túi của phụ nữ đẹp và hiện đại

Thực phẩm bổ sung protein "hot" nhất thị trường TPCN Âu Mỹ

Tiêu độc, mát gan nhờ các thảo dược tự nhiên

Bộ Y tế cho biết, trong tháng cao điểm thanh tra, kiểm tra đối với TPCN, chỉ trong vòng nửa tháng từ ngày 15/8 đến ngày 1/9, cơ quan này đã ban hành quyết định xử phạt 13 doanh nghiệp TPCN với số tiền phạt 200 triệu đồng.

1. Liệu có thiếu luật?

Có nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua, TPCN giả tràn lan trên thị trường một phần do nhà nước thiếu các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm, nguyên nhân này chưa hẳn đã chính xác.

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều TPCN giả (Ảnh: An ninh thủ đô)

TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm cho rằng:“Ngoài thông tư 43, chúng ta có gần chục văn bản nữa quản lý riêng về TPCN. Nhiều người còn phát biểu chúng ta chưa có văn bản quản lý, thế nhưng không phải, nếu không có các văn bản thì tại sao chúng ta có thể xử lý những hành vi vi phạm trong thời gian vừa qua, trong đó có quảng cáo sai, không đảm bảo chất lượng, hàng giả, buôn lậu... Chúng ta có đầy đủ hệ thống văn bản đó. Vấn đề là sắp tới triển khai và thực thi như thế nào để làm sao cho triệt để.”

Cụ thể, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh TPCN phải tuân thủ theo Luật Thương mại, Luật Thanh tra, Luật Doanh nghiệp, Luật Quảng cáo, Luật An toàn thực phẩm... Tuy nhiên, các hướng dẫn thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế và bất cập. Ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định:“Rõ ràng, không phải không có các chế tài, vấn đề là các cơ quan chức năng được giao thực thi trách nhiệm làm như thế nào.”

2. Làm giả TPCN có thể bị "truy cứu trách nhiệm hình sự"

Theo quy định, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, tùy mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Ông Phong cho biết:“ Riêng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nếu mức xử phạt vi phạm hành chính không tương xứng với hành vi vi phạm, Quốc hội cho phép phạt gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm.” 

"Tại điều 157 Bộ luật Hình sự, hành vi vi phạm sản xuất khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự có mức phạt tù thấp nhất là 2 năm. Riêng đối với lĩnh vực thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người thì có thể phạt tù từ chung thân đến tử hình.” ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho hay.

3. Cần siết chặt quản lý

Ông Phong thẳng thắn thừa nhận: “Để xảy ra vi phạm pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng quản lý thị trường, lực lượng công an, lực lượng y tế.”

Theo đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh TPCN. Cần có vào cuộc, chung tay phối hợp xử lý của nhiều cơn quan ban ngành như quản lý thị trường, công an, lực lượng y tế từ TW đến địa phương để triệt phá những đường dây buôn bán, tàng trữ TPCN giả, gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành cũng nên kiến nghị bổ sung thêm một số luật, quy định trong lĩnh vực này. Theo ông Nguyễn Trọng Tín: “Trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị bổ sung thêm một số điều khoản của nghị định 185, bổ sung thêm quyền hạn cho 1 số bộ phận như C74, cảnh sát biển, tăng một số mức xử phạt vi phạm...”

“Chúng ta nên nhớ rằng làm quản lý, ngoài việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, anh cũng phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển.” - TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng