Làm thế nào để biết nội tiết kém hay bình thường?

Nội tiết kém có thể gây mất kinh, vô kinh

Hệ trục rối loạn - tác nhân gây trăm bệnh cho phụ nữ mãn kinh

Phát hoảng vì kinh nguyệt bỗng dưng… biến mất

Xấu đẹp gì đều do kinh nguyệt xui khiến!

Kinh nguyệt ít đi – báo hiệu tiền mãn kinh sắp đến

Bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế trả lời:

Chào chị!

Hơn 4 tháng chị không thấy có kinh nguyệt mà trước đây chu kỳ kinh nguyệt vốn rất đều, chị có thể đã bị vô kinh thứ phát. Tất cả những phụ nữ vô kinh nguyên phát (chưa bao giờ có kinh) hoặc vô kinh thứ phát (trước đây từng có nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà kinh thưa, nhiều tháng mới có hoặc mất kinh); Phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hoặc chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày; phụ nữ trên 35 tuổi đều nên làm xét nghiệm nội tiết.

Để biết nội tiết kém hay nội tiết bình thường, chị có thể làm xét nghiệm nội tiết với các chỉ số như: FSH, LH, Progesterone,  Prolactin, Tetosterone, Estradiol (E).

Xét nghiệm nội tiết chính là việc kiểm tra xem tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, theo dõi sự phát triển của nang noãn và xem có phóng noãn (rụng trứng) trong chu kỳ hay không.

Xét nghiệm nội tiết thường được thực hiện theo đúng ngày của chu kỳ kinh, bởi trong một chu kỳ kinh nguyệt thì nội tiết sẽ thay đổi theo sự phát triển của nang noãn. Xét nghiệm đúng ngày mới phản ánh tình trạng nội tiết cơ bản của cơ thể.

Dựa vào các chỉ số sau khi xét nghiệm nội tiết tố sẽ biết được nội tiết kém hay bình thường

Ý nghĩa các chỉ số nội tiết:

- FSH: Có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của các nang trứng. Khi trứng trưởng thành sẵn sàng phóng trứng LH sẽ gây ra sự rụng trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu nồng độ LH có thể can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến kinh thưa hoặc mất kinh.

FSH, LH xét nghiệm vào ngày 2 – 4 của chu kỳ kinh.

- Prolactin (PRL): Đây là nội tiết tố chịu sự chi phối của tâm lý, stress. PRL cao sẽ ức chế lên trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng làm nang noãn không phát triển dẫn đến vô kinh.

- Estradiol: Đây là hormone sinh dục nữ quan trọng, cho thấy sự phát triển và chất lượng của nang noãn và tái tạo niêm mạc tử cung sau kỳ kinh.

- Testosterone: Đây còn gọi là hormone nam giới. phụ nữ cũng có một lượng nhỏ hormone này. Testosterone được chuyển thành estradiol, hormone sinh dục chính ở phụ nữ. Nếu lượng testosterone tăng cao có thể do hội chứng buồng trứng đa nang, khối u buồng trứng…

Prolactin, Estradiol và Testosterone có thể xét nghiệm bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh.

- Progesterone: Hormone này có vai trò chính là giúp cơ thể của một người phụ nữ chuẩn bị để mang thai,tác dụng  của Progesterone thường kết hợp với một số kích thích tố nữ khác. Lượng Progesterone thấp có thể gây vô kinh.

Xét nghiệm Progesterone thường làm vào ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày.

Tuy nhiên, chị bị mất kinh nguyệt 4 tháng thì dù có xét nghiệm nội tiết ngay hay điều kinh rồi xét nghiệm thì kết quả vẫn không khác biệt. Bởi, lượng nội tiết trong cơ thể không thay đổi theo chù kỳ do không có nang noãn phát triển nên kết quả 2 trường hợp này tương đương nhau. Và kinh nguyệt lúc này là do nội tiết từ bên ngoài, không phải do buồng trứng tiết ra.

Nếu đã biết được nội tiết kém, chị có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc (HRT), nhưng cần được bác sỹ điều trị kê đơn và kiểm soát liều lượng, tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Ngoài ra, chị có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên và các hoạt chất sinh học như Pregnenolone – tiền hormone sinh dục nữ, giúp bổ sung nội tiết từ thiên nhiên, cân bằng cán cân nội tiết tố nữ. Nội tiết cân bằng, không chỉ chu kỳ kinh nguyệt điều hòa mà còn giảm những tác hại khó chịu khác.

Chúc chị sức khỏe!

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị