Làm sao để cải thiện tình trạng đau đầu do tăng áp lực nội sọ?

Tăng áp lực nội sọ khiến người bệnh bị đau đầu kéo dài

Nguyên nhân nào khiến bạn vừa bị đau đầu, vừa bị đau cổ?

5 loại trà thảo dược có thể làm giảm đau đầu hiệu quả

Hormone ảnh hưởng gì đến cơn đau đầu và đau nửa đầu?

Dùng TPCN Nattospes có giúp giảm bớt đau đầu?

TS.BS Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Cháu gái của bạn có một tình trạng gọi là tăng áp lực nội sọ lành tính. Tình trạng này xảy ra khi dịch não tủy (CSF) gia tăng áp lực quanh não bộ gây đau đầu, phù nề (sưng đầu dây thần kinh thị giác) và mất thị lực. Có 1/100.000 người bị tăng áp lực nội sọ. Tăng áp lực nội sọ thường phổ biến ở phụ nữ thừa cân trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em, nam giới và cả những người không bị thừa cân. 

Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ có thể chọc dò tủy sống (chọc thắt lưng) để đo áp lực dịch não tủy. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ não để loại trừ các nguyên nhân gây tăng áp lực như khối u. 

Ở hầu hết các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ, các triệu chứng sẽ dần xấu đi theo thời gian nếu không được điều trị. Do vậy, cháu bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ là đặt ống shunt, dùng thuốc.

Thuốc thường được sử dụng khi bị tăng áp lực nội sọ là một loại thuốc lợi tiểu có tên là acetazolamide. Thuốc này giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và giảm áp lực lên não. Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện ở 67% bệnh nhân. Khi thuốc lợi tiểu không hoạt động, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật đặt ống shunt. Ống này giúp dẫn lưu dịch từ não sang một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như bụng, để giảm áp lực lên não. Giảm cân cũng rất cần thiết để giảm các triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân. 

Để điều trị hiệu quả tình trạng đau đầu do tăng áp lực nội sọ, cháu bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn cách điều trị tốt nhất. Dựa vào tình trạng bệnh, bác sỹ có thể đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 Chảy nước mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể do đâu? - Ảnh 4TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.

Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh với hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.


Gia Hân H+ (Theo Daily mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị