Làm sao để điều trị nhiễm nấm vùng kín khi mang thai?

Phụ nữ mang thai dễ bị nấm âm đạo do sự thay đổi hormone

Điều trị nhiễm trùng nấm men chưa lâu có được làm "chuyện ấy" không?

Cấp cứu “cô bé” bị nhiễm trùng nấm men: Chỉ thuốc thôi là chưa đủ

Nhiễm trùng nấm men thường xuyên tái phát do nguyên nhân nào?

6 thói quen xấu gây nhiễm nấm âm đạo

Bác sỹ Yvonne S. Butler Tobah - Bác sỹ sản phụ khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Bạn có thể điều trị tình trạng nhiễm nấm âm đạo (hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men ở âm đạo) một cách an toàn trong thai kỳ bằng các loại kem bôi hoặc thuốc chống nấm không kê đơn khác nhau. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn nên đến gặp bác sỹ sản phụ khoa để được kiểm tra xem các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có phải do nấm âm đạo gây ra không. 

Nấm âm đạo là bệnh rất phổ biến trong thai kỳ vì sự thay đổi hormone khi mang thai có thể làm mất cân bằng pH của âm đạo. Các triệu chứng thường gặp của nấm âm đạo là ngứa âm đạo, khí hư màu trắng và đặc trông giống như phô mai. 

Các loại thuốc không kê đơn thường được dùng để điều trị nấm âm đạo là:

- Thuốc đặt âm đạo Clotrimazole 

- Thuốc đặt âm đạo Miconazole 

- Thuốc Terconazole dạng viên đặt âm đạo hoặc dạng kem bôi

Những loại thuốc này có thể được sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và không gây nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng thai kỳ. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đặt thuốc trong một tuần. Thuốc chống nấm âm đạo dạng uống không được khuyến khích sử dụng nếu bạn đang mang thai. 

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc chống nấm được kê đơn như fluconazole bởi loại thuốc này làm tăng nguy cơ sảy thai. Chỉ nên dùng fluconazole cho phụ nữ mang thai khi ích lợi điều trị cho mẹ lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Nếu bạn mới mang thai trong những tháng đầu và bị nhiễm nấm âm đạo thì hãy thông báo cho bác sỹ biết để kê đơn thuốc phù hợp với bạn. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mayo Clinic là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất của Mỹ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghiên cứu y học, có nhiều cơ sở ở các thành phố lớn của nước Mỹ như: Rochester, Minnesota, Scottsdale, Phoenix, Arizona, Jacksonville, Florida. Tính đến năm 2018, Maoyo Clinic có hơn 4.500 bác sỹ và nhà khoa học, 58.400 nhân viên y tế và hành chính. Mayo Clinic cũng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế với các trường y như Mayo Medical School, Mayo Graduate School, Mayo School of Health Sciences.


Gia Hân H+ (Theo Mayo Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị