Không nên mua đồ chơi, phụ kiện trang trí Giáng sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Gợi ý thực đơn đón tuần lễ Giáng sinh, Năm mới tưng bừng
Tối Noel xem phim gì? Những bộ phim Giáng sinh nên xem cùng người thương
Tại sao Giáng sinh và Năm mới lại nguy hiểm với người bệnh rung nhĩ?
Việt Nam lọt Top những điểm đến lý tưởng mùa Giáng sinh của National Geographic
Tuy nhiên, sự lo lắng này có là thái quá? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết này:
1. Đèn và phụ kiện trang trí Giáng sinh
Tất cả những đồ trang trí nhà, phụ kiện trang trí cây thông, đèn nháy… mà bạn lấy ra từ trong kho hay tủ chứa đồ mỗi năm một lần đều có khả năng chứa các chất độc hại. Bởi lẽ, chúng có thể chứa chì.
Tiến sỹ Ken Spaeth, Trưởng Khoa Y học môi trường tại Northwell Health (New York, Mỹ), cho hay tuy không có bằng chứng rõ ràng về khả năng nhiễm độc chì từ đồ trang trí ngày lễ, nhưng chúng ta vẫn phải thận trọng. Vì cũng có thể khó biết chắc chắn liệu đồ trang trí của bạn có chứa chì hay không.
Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy 13% sản phẩm trang trí ngày lễ được bán tại các nhà bán lẻ lớn như Walmart và CVS (Mỹ) có chứa hàm lượng chì vượt quá ngưỡng được coi là an toàn đối với trẻ em. Mặc dù các sản phẩm này không được quy định là đồ chơi trẻ em, nhưng chúng có thể được trẻ em sử dụng và chơi trong các ngày lễ.
Hơn nữa, ở Việt Nam, hầu hết món trang trí Giáng sinh giá rẻ đều nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong số đó có rất nhiều sản phẩm không có bao bì nhãn mác, hoặc bao bì nhãn mác không ghi rõ các thông tin sản phẩm như chất liệu, nhà sản xuất, xuất xứ, cảnh báo chó người tiêu dùng… Chúng có thể chứ nhiều chất độc hại, đặc biệt là chè (nhiều nhất là ở trong đèn trang trí).
Mặc dù chì rất khó xâm nhập vào cơ thể thông qua da, nhưng nó lại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng. Chính vì vậy, gia đình có con nhỏ nên thận trọng, vì trẻ thường có thói quen cho mọi thứ vào miệng, ngậm, cắn đồ vật…
2. Đồ chơi
Đồ chơi của trẻ cũng có khả năng bị nhiễm chì hoặc các kim loại nặng độc hại khác. Phổ biến nhất là đồ chơi có phủ sơn. Ngoài ra, với sự gia tăng phổ biến của quà tặng điện tử, thì pin chính là mối nguy hiểm ngày càng lớn đối với trẻ nhỏ.
Trẻ có nguy cơ nuốt phải các loại pin nhỏ, như pin tiểu và pin cúc áo hay pin hạt nút. Điều này có thể khiến trẻ bị nghẹn, khó thở, gây bỏng bên trong, thậm chí gây tử vong.
3. Cây cảnh
Những cây cảnh mang tính biểu tượng ngày Giáng sinh, như trạng nguyên, holly (nhựa ruồi/ô rô) và cây tầm gửi, đều có độc tính.
Tuy người Việt ít khi trang trí Giáng sinh với holly và tầm gửi, nhưng trạng nguyên là loại cây cảnh khá phổ biến. Trẻ nhỏ có thể vô tình nhai lá và hoa trạng nguyên, dẫn tới một số triệu chứng nhẹ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn. May mắn là nó hiếm khi dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.
Những người bị dị ứng với nhựa mủ cao su, cũng nên cẩn thận với hoa trạng nguyên, vì theo một nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Georgia (Mỹ), có khoảng 40% người bị dị ứng với mủ cao su thì cũng dị ứng với hoa này. Các phản ứng bị dị ứng bao gồm: Phát ban, thở khò khè, ngứa, chảy nước mũi, khó thở và hạ huyết áp.
4. Giấy gói quà
Đẹp nhưng độc. Đây chính là đặc tính của hầu hết các loại giấy gói quà trên thị trường. Vì chúng thường chứa mực, thuốc nhuộm, kim loại nặng và các hóa chất khác có khả năng gây độc hại.
Nên để trẻ nhỏ tránh xa giấy gói quà, vì chúng có thể vô tình cho giấy vào miệng. Hơn nữa, đừng đốt giấy gói quà, vì điều này có thể khiến bạn hít phải các chất độc hại.
Giống như đồ chơi và đồ trang trí đã nói ở trên, cách xử lý và nơi sản xuất giấy gói quà có ảnh hưởng lớn đến việc nó có thực sự chứa các thành phần độc hại hay không. Chính vì vậy, nên lựa chọn các sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, đừng tham đồ rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bình luận của bạn