Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh COPD có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp, suy tim
6 lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giảm 90% chi phí cho bệnh nhân COPD nếu được điều trị ở giai đoạn ổn định
8 biến chứng thường gặp của COPD
Vitamin D hỗ trợ bệnh nhân COPD như thế nào?
Tiến sỹ Howard LeWine - Bác sỹ nội khoa tại Bệnh viện Brigham and Women ở Boston (Mỹ) trả lời:
Chào bạn!
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nhóm các tình trạng bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Hơn 80% những người bị COPD là những người đang hút thuốc hoặc trước đây từng hút thuốc. Hầu hết người mắc bệnh COPD đều trên 40 tuổi và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Các triệu chứng của COPD thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nó có thể khiến phổi và ống phế quản bị tổn thương vĩnh viễn.
Nhiều người bị COPD có thể trải qua các đợt tái phát. Các bác sỹ gọi chúng là đợt cấp COPD. Các triệu chứng điển hình của đợt cấp COPD là: Ho nhiều hơn bình thường, thay đổi màu sắc chất nhầy, khó thở gia tăng, thở khò khè và mệt mỏi...
Ngăn chặn các đợt cấp của COPD rất quan trọng vì so với những bệnh nhân thường xuyên bị tái phát COPP có khả năng bị suy giảm chức năng phổi với tốc độ nhanh hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn và có nguy cơ tử vong sớm hơn. Nguyên nhân chính gây tái phát COPD là nhiễm trùng phổi hoặc đường thở.
Nếu bố của bạn bị COPD và vẫn hút thuốc thì bạn nên khuyên ông ấy bỏ thuốc. Bỏ thuốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn. Thuốc điều trị COPD không thể làm chậm sự suy giảm chức năng của phổi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giúp người bệnh giảm ho và giúp họ cảm thấy dễ thở hơn. Chúng cũng giúp ngăn ngừa tái phát COPD. Các loại thuốc thường dùng cho người bị COPD là:
- Thuốc giãn phế quản: Giúp người bệnh thở dễ dàng hơn bằng cách giãn các cơ trơn trong phổi, từ đó mở rộng đường hô hấp.
- Thuốc giãn phế quản kết hợp cộng với corticosteroid dạng hít: Đây là một loại steroid để giảm viêm ở phổi.
Khi bị COPD, ngoài dùng thuốc, bố bạn cũng nên thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái phát. Bố bạn nên tái khám đúng hẹn và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn