Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi mắc hội chứng chân không yên?

Hội chứng chân không yên khiến bạn mất ngủ

Bị hội chứng chân không yên có điều trị được không?

Những biện pháp đối phó với hội chứng chân không yên

Ngủ mà nhúc nhích chân – Dễ là bệnh!

6 cách để giảm hội chứng chân bồn chồn

Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời: 

Chào bạn!

Hội chứng chân không yên (RLS) hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn, bệnh Willis-Ekbom là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15% người trưởng thành, trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn. 

Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày và khiến người bệnh mệt mỏi. 

Ngoài hội chứng chân không yên thì người bệnh cũng có thể bị co giật tay chân trong khi ngủ do rối loạn vận động chân tay định kỳ (PLMD). PLMD có thể gây gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn bị mệt mỏi vào ban ngày.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể mất ngủ, mệt mỏi do cùng lúc mắc cả 2 hội chứng là hội chứng chân không yên và rối loạn vận động chân tay định kỳ. Trên thực tế, có khoảng 80% người mắc hội chứng chân không yên cũng bị PLMD. 

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra 2 tình trạng trên thường không rõ ràng. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng mức dopamine trong não thấp có thể là nguyên nhân gây ra 2 tình trạng trên. Thiếu sắt cũng có thể gây PLMD và RLS vì nó cũng làm giảm dopamine. Ngoài ra, 40% trường hợp mắc là do di truyền. 

Để chấn đoán PLMD và RLS, bệnh nhân sẽ phải ngủ một đêm tại bệnh viện hoặc phòng khám để được đo đa ký giấc ngủ. Các cảm biến được đặt trên da đầu sẽ cung cấp thông tin về giấc ngủ. Bác sỹ cũng sẽ đặt một máy quay trong phòng ngủ của người bệnh để theo dõi chuyển động chân. Bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Nếu nồng độ sắt dưới 75mcg/ml thì bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, nên uống mỗi ngày một lần. 

Nếu đã bổ sung sắt mà tình trạng khó chịu ở chân vẫn không cải thiện thì bạn có thể sử dụng 2 loại thuốc là: Thuốc pamipexole (thuốc được dùng để điều trị Parkinson) và thuốc gabapentin hoặc pregabalin (thuốc dùng để điều trị động kinh). 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị