6 cách để giảm hội chứng chân bồn chồn

Người mắc hội chứng chân bồn chồn luôn có cảm giác bồn chồn ở chân

Những biện pháp đối phó với hội chứng chân không yên

Ngủ mà nhúc nhích chân – Dễ là bệnh!

Bị hội chứng chân không yên có điều trị được không?

Đau chân, đến bệnh viện phát hiện còn nửa bộ não

Tập thể dục

Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giúp giảm triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn. Bạn không nên tập các bài tập có cường độ mạnh vì nó có thể khiến chân bị đau nhức.

Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giảm hội chứng chân bồn chồn

Đi ngủ đều đặn và đúng giờ 

Người mắc hội chứng chân bồn chồn nên ngủ và thức dậy đúng giờ và nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

Tập các bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ có thể giúp giảm các triệu chứng của RLS. Nó cũng có thể giúp kiểm soát tâm trạng và cải thiện mức độ căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ hơn. 

Các bài tập giãn cơ có thể giúp giảm các triệu chứng của RLS

Massage

Massage cơ chân có thể làm giảm các triệu chứng RLS. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ quốc gia Mỹ (National Sleep Foundation), khi massage, cơ thể sẽ giải phóng hóa chất dopamine giúp giảm nhẹ các triệu chứng RLS. Massage cũng giúp cơ thể thư giãn, từ đó giảm căng thẳng.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh với trứng, thịt và ngũ cốc nguyên hạt để duy trì hàm lượng sắt và folate. Bởi thiếu sắt và folate có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng chân bồn chồn. 

Thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm hội chứng chân bồn chồn

Đi bộ trước khi đi ngủ 

Đi bộ trước khi đi ngủ không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn giúp cải thiện hội chứng chân bồn chồn.

Thanh Tú H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp