Lạng Sơn: Dân tận thu dược liệu bán sang Trung Quốc

Vợ chồng chị Thủy thu mua các cây thuốc của dân trong vùng để bán sang Trung Quốc

Việt Nam có nhiều cây thuốc thay thế động vật

Gặp bà lang có tài chữa bệnh nức tiếng xứ Lạng

Ba Lan: Điều trị cho bệnh nhân suy tim, khuyết van hai lá bằng kỹ thuật mới

Bà lang mù nức tiếng nhờ 40 năm mày mò học cách cứu em gái bệnh tật

Thông tin này khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn. Với sự giúp đỡ của những người dân trong vùng, chúng tôi tìm đến nhà đầu nậu thu gom dược liệu bán sang Trung Quốc.

Quy trình tận thu dược liệu đều được người dân nơi đây thuộc nằm lòng. Nhiều người cho chúng tôi biết, trong vùng có nhà anh Chỉnh, chị Thủy (ở thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đứng ra thu mua tất cả các cây thuốc này, sau đó “chở hàng tấn sang Trung Quốc bán”. Cũng từ đầu mối này mà ngoài việc trồng ngô khoai, người dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn còn làm “nghề phụ” là lên núi lấy dược liệu bán lấy tiền.

Thu mua dược liệu bán sang Trung Quốc

Tìm đến nhà vợ chồng anh Chỉnh Thủy, từ đầu ngõ đã ngổn ngang rất nhiều bao đựng thuốc. Trong nhà, hàng trăm bao tải xếp cao gấp mấy lần người, làm “chật cứng” lối đi. Tất cả đều là do vợ chồng anh chị thu mua từ người dân trong vùng. Việc thu mua này bắt đầu khi vợ chồng anh có được đầu mối bán hàng sang Trung Quốc. Anh Chỉnh không có nhà vì đang đưa dược liệu sang biên giới cho khách hàng. Chỉ có chị Thủy tiếp chúng tôi. 

Chị Thủy cho biết, anh chị không chỉ thu mua thuốc ở Lạng Sơn mà còn thu mua dược liệu ở những vùng lân cận như Thái Nguyên, Bắc Giang... theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Những bao tải cây thuốc chất cao quanh nhà vợ chồng anh Chỉnh Thủy

Chị Thủy cho biết, anh chị làm đầu mối thu gom dược liệu, vừa là bán cho những người cần mua ở Trung Quốc vừa là bán cho các thầy lang trong vùng hoặc những vùng lân cận. "Ai mua thì vợ chồng tôi bán thôi. Nhưng đến giờ, vẫn chủ yếu là bán sang Trung Quốc", chị Thủy cho biết. Hiện, nhà chị Thủy có xe riêng để chở cây thuốc đi bán. "Nhưng lờ lãi chẳng được bao nhiêu, tùy vào từng loại dược liệu. Ví dụ như cây dây đau xương chẳng hạn. Phải chở sâu vào nội địa Trung Quốc bán mà cũng chỉ lãi được 500 đồng/kg", chị Thủy tiếp.

Tuy nhiên, những người dân trong vùng đều khẳng định rằng, các thầy lang quanh vùng rất ít lấy thuốc của vợ chồng anh vì thuốc của nhà chị Thủy để lâu nên bị mốc, không đảm bảo chất lượng. Bà lang Nguyễn Thị Lan cho biết: “Tôi chưa lấy thuốc của họ bao giờ vì thuốc ở đó không được phơi đủ nắng, hay bị mốc. Những vị thuốc nào tôi không đi lấy được thì phải nhờ trực tiếp những người xung quanh lấy cho”.

Dân lùng xục tìm dược liệu bán

Khi có người thu mua, người dân Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn thường xuyên lên núi tìm kiếm các cây thuốc quý để bán. Đặc biệt là những người dân tộc Dao, Nùng, vì họ vốn quen thuộc với địa hình và thường có nhiều thời gian nông nhàn.

Không khó để gặp được những người dân đi “kiếm cây thuốc bán” ở đây. Khi chúng tôi hỏi về giá các vị thuốc, những người dân ở đây đều đọc ra vanh vách: Bình quân từ 1.500 - 3.000 đồng một cân. Như dây đau xương bán 1.500 đồng/cân, đắt hơn là cây củ gió 160.000 đồng/cân. Đối với những vị thuốc quý như cây kim tuyến thì có giá 150.000 đồng/lạng. Tuy nhiên, hiếm người đã tìm được vị thuốc này hoặc chỉ tìm được một lượng rất ít.

Vợ chồng anh Chỉnh Thủy là người thu mua nhiều thuốc nhiều nhất huyện

Chị Triệu Thị Loan, người dân tộc Dao (thôn Bình An, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn) cho biết: “Cứ rảnh rỗi thì lên rừng hái thuốc bán, tôi phải trèo lên tận núi cao mới có cây thuốc. Mỗi ngày kiếm thêm được một, hai trăm nghìn là nhiều lắm rồi, nên thấy vui lắm”.

Mặc dù phần lớn các vị thuốc chỉ bán được hai ba nghìn một cân, nhưng cũng giống như chị Loan, người dân ở đây không nề hà lên núi cao tìm kiếm dược liệu. Đối với họ, suy nghĩ đơn giản là việc nào kiếm ra tiền thì làm.

Dược liệu khan hiếm vì tận thu

Theo những người dân trên đại bàn, hiện nay, có những ngày họ đi tìm dược liệu từ sáng đến tối mà vẫn về tay không. Hơn nữa, có nhiều vị thuốc phải nhổ cả rễ cây mới bán được nhiều tiền nên cứ bắt gặp là ai nấy đều tận thu hết sức.

Chị Triệu Thị Loan cho biết: “Giờ khó kiếm được cây thuốc lắm, nhà nào cũng đi hái thì cây mọc không kịp nên phải lên núi cao mới tìm thấy”.

Bà Lan còn chia sẻ với chúng tôi rằng: “Nhiều vị thuốc trị đau lưng hay sỏi thận trước đây tôi đi lên núi lấy dễ dàng, giờ khan hiếm hơn hẳn, nhiều khi phải nhờ người tìm mấy ngày mới gặp”.

Dược liệu đang ngày càng khan hiếm, trong khi đó, những tấn thuốc quý của vợ chồng anh Chỉnh Thủy thu mua vẫn được chở đều đặn sang Trung Quốc bán. Nhiều người còn cho rằng, chính từ những vị thuốc này mà Trung Quốc chế biến thành thuốc Bắc, sau đó bán về Việt Nam với giá đắt hơn nhiều. 

Thực tế này đang đặt vấn đề quản lý, sử dụng nguồn dược liệu trong nước. Khi một đầu mối thu mua đã gây ra những tác động sâu sắc thì hậu quả sẽ rất khó lường nếu tình trạng này tiếp diễn và nhân rộng. Phải chăng, Việt Nam đang phải đối mặt với cơn "chảy máu" dược liệu, gây ra những thiệt hại to lớn cho nền y học nước nhà và sức khỏe người dân?

Cây thuốc được thu mua để tích lũy với số lượng lớn mà không có cách bảo quản đúng sẽ không đảm bảo chất lượng. Trước hết, cây thuốc không được phơi đủ nắng, để trong bao tải kín sẽ gây ra nấm mốc, thậm chí là thối mục. Khi sử dụng các vị này vào bài thuốc đông y có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
H.Thanh - T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội