Lễ hội Katé của đồng bào Chăm
Lễ hội Lam Kinh 2014: Âm vang hào khí Lam Sơn
Tưng bừng Lễ hội nghinh Ông Nam Hải
Độc đáo lễ hội múa bông, chèo cạn
Tưng bừng lễ hội té nước tại Thái Lan
Lễ hội Katé mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. Lễ hội được phục dựng với đầy đủ các nghi thức và các giá trị văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc vốn có trong lịch sử.
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được thể hiện trong lễ hội
Lễ hội Katé tại di dích tháp Pô Sha Inư gồm hai phần. Phần Lễ, được tổ chức theo đúng phong tục truyền thống với các nghi thức như: các chức sắc tôn giáo Bà-la-môn, Bà-ni thực hiện cúng Lễ Cầu an tại Tháp chính; thỉnh và rước Y trang nữ Thần Pô Sah Inư lên tháp chính; Lễ tắm bệ thờ Linga – Yoni; lễ mặc trang phục, Đại lễ Katé trước tháp chính. Gắn kết với phần Lễ, phần Hội được bổ sung nhiều hoạt động phong phú, mang đậm nét văn hóa dân tộc Chăm.
Điểm nhấn của phần Hội là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, như: thi trưng bày, trang trí lễ vật trên Thôn La và Cổ bồng để dâng cúng nữ Thần Pô Sha Inư; thi trình diễn nghề truyền thống của dân tộc Chăm: Dệt thổ cẩm, gốm truyền thống, làm bánh gừng… trình diễn nhạc cụ truyền thống, cách diễn xướng và các điệu múa mang đậm chất dân gian nguyên vị. Khác với những năm trước, năm nay, du khách sẽ được tham gia các trò chơi: đánh trống Ghi-năng, thổi kèn Saranai, mặc trang phục truyền thống Chăm, đặc biệt là trò chơi “Đội nước vượt chướng ngại vật”, một loại hình trò chơi dân gian đã gắn bó trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng người Chăm.
Lễ hội Katé là lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Chăm
Lễ hội Katé của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn được bắt đầu từ đền, tháp rồi sau đó đến làng, từng gia đình và được tổ chức trong suốt tháng Bảy Chăm lịch. Lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Chăm, đồng thời qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong dịp này, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, các ban, ngành, đoàn thể đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở các địa phương trong tỉnh.
Bình luận của bạn