Kế hoạch do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội về các bệnh hô hấp châu Âu (ERS) soạn thảo với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn đầu là từ nay đến năm 2035 sẽ giảm 10 lần số trường hợp nhiễm lao tại các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
Cụ thể, Liên hợp quốc sẽ giúp các nước có tỷ lệ nhiễm lao dưới 100 ca/1 triệu dân/năm giảm số trường hợp nhiễm mới xuống chỉ còn 10 ca/1 triệu người/năm.
Trong giai đoạn hai, Liên hợp quốc đặt mục tiêu xóa bỏ gần như hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2050 với tỷ lệ nhiễm mới dưới 1 ca/1 triệu dân/năm.
Theo Phó Tổng Giám đốc WHO Hiroki Nakatani, việc đảm bảo cho tất cả mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ y tế mà không phải lo lắng về gánh nặng tài chính là nền tảng cơ bản để thực hiện mục tiêu này.
Vì thế, những quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp có các công cụ và điều kiện tốt hơn để thực hiện mục tiêu làm giảm, tiến tới thanh toán bệnh lao.
Hiện nay có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ nhiễm lao ở mức thấp gồm Australia, Áo, Bahamas, Bỉ, Canada, Costa Rica, Cuba, Cyprus, Cộng Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Jamaica, Jordan, Luxembourg, Malta, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Puerto Rico, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Mỹ, Bờ Tây và Dải Gaza.
Theo số liệu thống kê, tại 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên có tổng cộng 155.000 trường hợp phát bệnh, trong đó có 10.000 ca tử vong.
Ngoài ra, còn có hàng triệu người khác đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm có thể dẫn tới mắc bệnh.
Nhóm người dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, người vô gia cư, người nhập cư và các cộng đồng người thiểu số.
Đây cũng chính là những đối tượng gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận các dịch vụ y tế.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn