Lo âu thường xuyên là dấu hiệu của của bệnh rối loạn lo âu.
Đái tháo đường ở trẻ em tăng: Vì đâu nên nỗi?
Những cách đơn giản đốt cháy calo trong cơ thể
Trầm cảm mùa đông: Kê đơn ánh sáng!
Gia tăng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Trầm cảm - Làm sao trị?
Hỏi: Năm nay tôi 25 tuổi, tôi có thắc mắc này muốn nhờ bác sỹ giải đáp. Tôi hay suy nghĩ lung tung là luôn sống trong tâm trạng lo sợ. Ám ảnh bệnh tật luôn hiện hữu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi làm tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Xin hỏi tôi đang mắc bệnh gì và làm thế nào để chữa khỏi? (Thanh Hằng – Hải Dương).
Trả lời:
Chào bạn,
Theo những triệu chứng mà bạn miêu tả có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu thường xuất phát từ các ý nghĩ ám ảnh sợ quá mức bình thường hoặc vô lý nhưng không kiểm soát được, gây ra các phản ứng lo âu. Bệnh thường diễn tiến từ nhẹ đến nặng, ổn định và tái phát tùy theo thời điểm, thường có liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng từ trong cuộc sống, hoặc tình trạng sức khỏe về mặt cơ thể.
Theo Dược sỹ chuyên khoa II Bùi Văn Uy: “ Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những cảm xúc này rất khó kiểm soát và càng làm họ hoảng sợ hơn".
Biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể rất khác nhau và người bệnh thường nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác. Ngay từ đầu, người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa khác nhau như tim mạch, hô hấp, thần kinh... chứ ít người đến chuyên khoa tâm thần. Điều này đã dẫn đến tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn.
Phác đồ điều trị rối loạn lo âu hiện nay bao gồm dùng thuốc hoặc tâm lý trị liệu. Những thuốc được sử dụng cho bệnh nhân phải được điều chỉnh tùy vào sự thay đổi của bệnh nhân về môi trường sống và mức độ giảm nhẹ hoặc tăng nặng của bệnh.
Trong trường hợp dùng thuốc mà tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện thì có thể kết hợp thuốc và tâm lý trị liệu. Liệu pháp tâm lý, thư giãn, thiền nên được phối hợp với dùng thuốc song không thể thay thế được thuốc. Chứng lo âu hoảng sợ là trạng thái rối loạn tâm thần, không dùng thuốc không thể chữa khỏi. Không nên sợ tác dụng phụ mà không dùng hay bỏ dùng thuốc giữa chừng. Tuy nhiên dùng thuốc nào, phối hợp với liệu pháp không dùng thuốc ở thời điểm nào phải có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Người bệnh, người nhà không nên tự ý dùng thuốc vì có thể khiến bệnh nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm.
Đối với tình hình hiện tại của bạn, bạn nên đến gặp bác sỹ để điều trị. Bác sỹ sẽ có hướng dẫn phù hợp giúp để bạn nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng.
Chúc bạn mau bình phục.
Bình luận của bạn