Đái tháo đường ở trẻ em tăng: Vì đâu nên nỗi?

Trẻ bị đái tháo đường type 1 rất khó để nhận biết

Mắc đái tháo đường vì "tửu lượng" cao

Sữa chua: Ngừa đái tháo đường hiệu quả

Phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường không khó

Đái tháo đường type 2: Phát hiện sớm triệu chứng

Những sai lầm trong điều trị đái tháo đường

Vì sao một căn bệnh thường được nhắc đến với tuổi già lại xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên như vậy?

Cha mẹ chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo các nhà khoa học của Tổ chức Đái tháo đường Anh, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự chủ quan và thiếu nhận thức của các bậc cha mẹ. Cuộc khảo sát cho kết quả khá bất ngờ: Chỉ có 14% các bậc cha mẹ có thể xác định đúng 4 triệu chứng ban đầu của đái tháo đường. Đó là: Trẻ đột nhiên khát nước và uống nhiều nước hơn bình thường, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, giảm trọng lượng. Đáng ngại hơn, chỉ có 9% phụ huynh biết được các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1.

Barbara Young - Giám đốc điều hành tổ chức Đái tháo đường Anh

Đái tháo đường type 1 ở trẻ em xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể không có khả năng tổng hợp đủ hormone insulin. Trẻ bị mắc bệnh này sẽ phải tiêm insulin suốt đời, theo dõi lượng đường trong máu và phải có một chế độ ăn uống phù hợp. Trẻ em khi mắc bệnh đái tháo đường sẽ bước vào tuổi trưởng thành với số năm mắc bệnh nhiều hơn, khó khăn trong điều trị, tăng tỷ lệ gặp biến chứng sớm. Mắc sớm bệnh đái tháo đường còn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh của các thế hệ tiếp theo.

Barbara Young - Giám đốc điều hành tổ chức Đái tháo đường Anh, cho rằng: “Điều này thật tồi tệ. Rất nhiều trường hợp được không được chẩn đoán sớm đái tháo đường cho đến khi trẻ bị ốm nặng, thậm chí là tử vong”. Do chẩn đoán muộn, nhiều trẻ đã phát triển bệnh đái tháo đường nhiễm ceton – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc bệnh đái tháo đường type 1.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em có xu hướng phát triển nhanh chóng trong một vài tuần, trong khi các triệu chứng bệnh đái tháo đường type 2 phát triển chậm hơn.

Các bậc cha mẹ nên đưa con đến bác sỹ nếu họ nhận thấy bất kỳ 1 trong 4 triệu chứng cơ bản ở trên. Nhưng bất chấp sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ em và thanh thiếu niên, vẫn không có nhiều cha mẹ tìm hiểu thêm kiến thức về điều này.

Các bác sỹ không chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ em

Không chỉ các bậc cha mẹ thiếu kiến thức về các triệu chứng ban đầu của đái tháo đường type 1 ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu Anh đã cảnh báo rằng ngay cả các chuyên gia y tế cũng không xác định các triệu chứng này là nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Tiến sỹ Kemi Lokulo-Sodipe - nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Southampton Anh, nhận xét: “Trẻ em có triệu chứng bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán là do chuyên gia y tế không coi đó là bệnh. Mặc dù chúng ta đều biết, chẩn đoán sớm là rất cần thiết để điều trị bằng insulin tránh các biến chứng có thể xảy ra”.

Thông tin từ Tạp chí Nhi khoa Nội tiết, mục Đái tháo đường và Chuyển hóa cho thấy, trong 335 trẻ dưới 17 tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1, các chẩn đoán ban đầu của bác sỹ sai tới 16%.

Bác sỹ đôi khi cũng nhầm lẫn triệu chứng của đái tháo đường với một số bệnh khác

Các chẩn đoán ban đầu sai lầm thường là: 43% trẻ bị nhiễm trùng hô hấp; 16,6% candida đáy chậu; 16,6% viêm dạ dày ruột; 11,1% nhiễm trùng tiết niệu; 11,1% viêm miệng hoặc viêm ruột thừa 3,7%.

Vì bệnh đái tháo đường khá hiếm ở trẻ em, bác sỹ có thể nhầm lẫn với một bệnh thông thường khác. Hơn nữa, trẻ em mắc đái tháo đường trong nhiều trường hợp sẽ không có triệu chứng xuất hiện cho đến khi bệnh trở lên nặng nề.

Như vậy, nếu một đứa trẻ đột nhiên trở lên khát nước nhiều hơn, thường xuyên mệt mỏi là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh, nhanh chóng đưa con em mình đến gặp bác sỹ để có thể chẩn đoán kịp thời căn bệnh nguy hiểm này.

Đái tháo đường type 1 là hình thức bệnh phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo báo cáo 2009 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 1000 trẻ em thì có 2 trẻ bị mắc bệnh. Trong nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ Medicalnewstoday, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em trong độ tuổi đến 9 đã tăng 21% từ năm 2001 đến năm 2009, trong khi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở thanh niên trong độ tuổi 10 - 19 cũng tăng lên 30,5%.
Tiêu Thạch H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết