Thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Đã giảm

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn đang lưu hành trên thị trường

Dược liệu đạt chuẩn: Cộng điểm và làm giàu!

Lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc trúng thầu

Gian nan kiểm soát chất lượng thuốc

Không có chuyện giá thuốc, chất lượng thuốc không được kiểm soát

Tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc YHCT

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng giảm dần

Trong thời gian gần đây, qua công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, các cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc đã phát hiện và thông báo thu hồi một số lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, trong đó có nhiều thuốc nhập khẩu.

Cục quản lý Dược đã có văn bản thu hồi 41 lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Đồng thời không cho phép lưu hành, tái xuất hoặc hủy bỏ 69 lô thuốc không đạt chất lượng của 24 cơ sở sản xuất nước ngoài. Nhiều công ty sản xuất thuốc của Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc đã bị rút giấy phép lưu hành như Umedica Laboratories Pvt., Ltd.; Marksans Pharma Ltd.; Yeva Therapeutics Pvt., Ltd., Cure Medicines (I) Pvt., Ltd., Medley Pharmaceuticals Lt, Robinson Pharma... Bên cạnh đó, Cục cũng đã áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu có nhiều lô thuốc vi phạm chất lượng. Năm 2010 tỷ lệ thuốc giả là 0,1%, năm 2014 giảm còn 0,02%. Cùng với đó tỷ lệ thuốc kém chất lượng năm 2010 là 3%, năm 2014 đã giảm xuống còn 2,8%.

Nhiều loại thuốc kém chất lượng vẫn đang lưu hành trên thị trường

Thu hồi thuốc: Không phải thu hồi trên văn bản!

Theo TS. Trương Quốc Cường, “Thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn và hiệu quả điều trị bệnh vì vậy việc rà soát kiểm tra thuốc liên tục có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng thuốc. Kiểm tra giám sát chất lượng thuốc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng thuốc, góp phần giảm tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng trên thị trường”.

Cũng theo ông Cường, quy trình thu hồi thuốc kém chất lượng của Việt Nam tương đồng với quy trình thu hồi thuốc ở Châu Âu, Úc, Singapore... Không có chuyện “thu hồi thuốc - thu hồi trên văn bản” như báo chí phản ánh thời gian vừa qua. Khi triển khai xây dựng quy chế về thu hồi thuốc, Việt Nam đã xem xét và tiếp thu những kinh nghiệm của các nước phát triển. 

Quy trình thu hồi thuốc của Việt Nam tương đồng với các nước trên thế giới

“Thời gian qua, có trường hợp cá biệt thuốc đã bị thu hồi nhưng thực tế vẫn tìm thấy ở nhà thuốc lẻ. Có tình trạng này là do các đơn vị thực thi ngoài việc nhân lực còn thiếu cũng chưa tận dụng được sức mạnh trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng để thường xuyên thanh kiểm tra, giám sát việc lưu hành thuốc cũng như việc thu hồi thuốc”. Ông Cường nhận định.

Hiện Cục Quản lý Dược đang rà soát, bổ sung các quy định cho phù hợp hơn nữa với tình hình hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi thuốc; tăng cường thông tin xử phạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời, đề nghị tăng mức xử phạt các công ty vi phạm quy định về thu hồi, đề nghị mức đền bù xứng đáng cho các cá nhân, cơ sở đã mua thuốc bị thu hồi.

Tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở Việt Nam dao động khoảng 3%, tỷ lệ thuốc giả dưới 0,1%. Số lượng mẫu thuốc được lấy, kiểm nghiệm là rất lớn, trải rộng trên toàn quốc (bao gồm mẫu lấy kiểm nghiệm tại 2 Viện Kiểm nghiệm, Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế cùng 62 Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố).
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn