Dược liệu đạt chuẩn: Cộng điểm và làm giàu!

Thuốc từ nguyên liệu đạt chuẩn được cộng 5 điểm khi đấu thầu vào bệnh viện

Thêm một dược liệu thiên nhiên bảo vệ lá gan

Lạng Sơn: Dân tận thu dược liệu bán sang Trung Quốc

Triển khai dự án “Sưu tập và nhân giống cây dược liệu"

"Thất truyền" dược liệu quý (kỳ II)

Dược liệu Việt Nam, thuốc thật 'đi', thuốc rởm 'về'

Ưu tiên thuốc từ dược liệu đạt chuẩn

Mục tiêu nâng cao chất lượng thuốc từ dược liệu bắt đầu từ việc tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào. Các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, với 80% dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP vào 2020 và 100% vào 2030. Theo quy định, các thuốc dự thầu vào bệnh viện sản xuất từ nguyên liệu đạt GACP sẽ được cộng thêm 5 điểm, sản phẩm của nhà máy đạt GMP dược liệu cũng sẽ được cộng thêm 5 điểm khi xét thầu.

Thông tin từ Cục Quản lý Dược cho biết, doanh thu nhóm thuốc từ dược liệu trong nước tăng vọt trong những năm gần đây. Theo đó, doanh thu năm 2012 đã tăng gần gấp đôi năm 2010 và lên tới 3500 tỷ đồng.

Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc gia trong khu vực tự sản xuất được vaccine, riêng vaccine ngừa tiêu chảy do Rotavirus, thế giới chỉ có 5 quốc gia nghiên cứu sản xuất thành công, trong đó có Việt Nam.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho rằng: “Nếu nước ta phát triển thành công một số loài cây dược liệu, cho ra vài trăm sản phẩm chất lượng cao thì cũng đủ để giúp ngành Dược phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai”.

Theo ông Cường, phát triển thuốc từ Dược liệu là một trong những quan điểm chính trong chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển còn tập trung sản xuất thuốc gốc (generic drug) chất lượng tốt thay thế dần thuốc nhập khẩu, phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh của nước ta trong sản xuất vaccine.

Các dược liệu được dùng nhiều nhất hiện nay là Atiso, Đinh lăng, Rau đắng đất, Bạch quả, Kim tiền thảo, Bách bộ, Diệp hạ châu, hy thiêm, Cát cánh, Ích mẫu, Sài hồ, Chè dây, Đảng sâm, Quả cúc gai, Cam thảo, Trần bì, Sinh địa, Húng chanh, Thảo quyết minh, Đương quy.

Mục tiêu đến 2030 là 120 dược liệu được nuôi trồng theo tiêu chuẩn GACP

Mỗi năm, Việt Nam cũng nhập hàng ngàn tấn Tần giao, Hoàng Cầm, Ý dỹ, Ngưu tất, Xuyên khung, Bạch linh, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, Đương quy, Đại táo… cho sản xuất thuốc trong nước.

Dân trồng dược liệu để làm giàu

Từ năm 2008, Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Yên bắt đầu triển khai Dự án “Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc trong nước và xuất khẩu”. Đến nay, nhiều người dân trong tỉnh đã có thể làm giàu từ việc trồng dược liệu.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung Lê Thị Tuyết Anh cho biết: Diệp hạ châu đắng có tên khoa học Phyllanthus amarus, là cây thuốc đã được người dân dùng từ lâu đời để chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, phù thũng, điều kinh. Gần đây, loại cây này được chiết xuất chế tạo ra viên nang Hamega giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B, xơ gan, điều trị viêm gan do virus...

Ông Châu Văn Đồng - nông dân phường Phú Thạnh, Tuy Hòa nói: “Hóa ra, cây chó đẻ (Diệp hạ châu) dễ trồng hơn trồng lúa, bắp, rau… Mỗi vụ khoảng 50 ngày, cây cho năng suất 15-16 tấn/ha, mỗi năm trồng được 4 - 5 vụ, đem lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Tính ra, trồng cây chó đẻ lãi gấp mấy lần trồng lúa, rau màu”.

Hiện nay, nhờ có sự đầu tư của công ty dược phẩm, nhiều hộ dân tỉnh Nam Định cũng đang thu lãi lớn từ việc trồng dược liệu. Ông Phạm Quốc Hoàn, (ở huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là người nông dân được mệnh danh “tỷ phú” với vườn đinh lăng hơn 4 mẫu. Ông Hoàn trồng cây Đinh lăng từ năm 1994 và đã có thương lái về mua vườn Đinh lăng của ông với giá 1 tỷ đồng, nhưng ông từ chối.

Tương tự, ông Vũ Văn An, một trong những hộ trồng Đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP tại xã Nghĩa Lạc (Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định) cũng được xem là điển hình của người nông dân thành công cùng với cây dược liệu. Thu nhập bình quân mỗi mẫu Đinh lăng của ông vào khoảng 250 triệu đồng/năm.

Hiện nay, với tỉ lệ 15% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B, mỗi năm các nhà máy dược trong nước đang có nhu cầu sử dụng 5-10 tấn nguyên liệu chiết xuất từ Diệp hạ châu (tương đương 750 - 1.500 tấn dược liệu tươi) để làm thuốc. Nhu cầu nguyên liệu Diệp hạ châu đắng hiện đang rất lớn trong nước và trên thế giới.

Tuy nhiên, ở một số vùng lại diễn ra tình trạng “chảy máu” dược liệu tràn lan, điển hình như Lạng Sơn. Việc người dân tận thu dược liệu bán sang Trung Quốc đang nhem nhóm khắp vùng. Điều này có thể gây ra những hậu quả khó lường cho ngành Dược trong nước cũng như sự phát triển chung của y tế Việt Nam.

H.Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin