- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn được thịt gà, nhưng cần ăn với lượng vừa phải
Bị đái tháo đường: Làm gì để phòng ngừa biến chứng tim mạch?
Biến chứng tại thận nguy hiểm của bệnh đái tháo đường và những điều cần biết
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khiến con dễ bị đái tháo đường sau này?
Bệnh đái tháo đường type 2 có chữa khỏi được không?
Trả lời:
Chào bạn,
Thịt gà, thịt vịt là một trong những thực phẩm chính, xuất hiện rất nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bản thân thịt gà, thịt vịt cung cấp hàm lượng lớn chất đạm (protein) cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Lượng protein vốn dĩ không ảnh hưởng quá nhiều tới đường huyết. Do đó, những người mắc bệnh đái tháo đường hay tiểu đường không nhất thiết phải ăn nhiều hoặc ít hơn thịt gà, cũng không cần phải tránh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có biến chứng thận thì cần tính toán kỹ hơn lượng chất đạm nên ăn trong ngày.
Lợi ích của một chế độ ăn cung cấp đầy đủ protein trong thịt gà, thịt vịt
So với chất đạm có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt màu đỏ, thì thịt gà, thịt vịt cho nhiều lợi ích hơn. Bởi hầu hết các loại thịt đỏ nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch do hàm lượng cholesterol cao, trong khi đó thịt gà bóc bỏ da (thịt gia cầm nói chung) ít nguy cơ này ít hơn nhiều lần. Chính vì lẽ đó mà với người bệnh tim mạch, tiểu đường thường được khuyến cáo sử dụng thịt trắng nhiều hơn thịt màu đỏ.
Chỉ cần loại bỏ lớp da, bệnh nhân đái tháo đường không có biến chứng thận có thể ăn thịt gà vịt (ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho biết, sử dụng chất đạm cùng với chất đường bột trong mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm sự thèm ăn bởi cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa chất đạm hơn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết trở nên hiệu quả hơn.
Tại Anh Quốc, các chuyên gia khuyến nghị lượng protein mà người bệnh nên ăn hàng ngày như sau: 19 - 50 tuổi: 55gr; trên 50 tuổi: 53gr.
Có nhiều thực phẩm chứa chất đạm, không riêng gì thịt gà. Bạn có thể ăn luân phiên và thay thế bằng các loại thịt gia cầm khác, thịt cá, trứng, sữa, các loại rau họ đậu…
Những trường hợp bị tiểu đường cần hạn chế thịt gà - chất đạm nói chung
Với những người có biến chứng thận hoặc protein niệu, họ được khuyến cáo hạn chế lượng đạm. Bởi cung cấp nhiều đạm có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng mức độ tổn thương thận. Do đó, với những trường hợp kể trên, bạn nên trao đổi với bác sỹ điều trị hoặc bác sỹ dinh dưỡng để được khuyến cáo liều lượng chất đạm được bổ sung trong ngày là bao nhiêu cho phù hợp.
Tổng kết lại có thể thấy rằng, chất đạm nói chung hoặc thịt gà nói riêng là những thực phẩm cần thiết cho việc sống còn của cơ thể. Do đó, bạn không cần và cũng không nên kiêng khem một cách tuyệt đối. Điều quan trọng là bạn cần linh hoạt thay đổi thực phẩm cung cấp chất đạm mỗi ngày để tránh nhàm chán trong các bữa ăn. Đồng thời nếu mắc bệnh thận, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liều lượng đạm phù hợp trong ngày với tình trạng bệnh và cân nặng của bản thân.
Thay đổi chế độ ăn khi mắc bệnh tiểu đường type 2 là điều cần thiết để hướng tới một giá trị đường huyết ổn định, đồng thời ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, bạn không cần quá căng thẳng, nên nhớ nguyên tắc ăn vừa đủ với của cơ thể, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi (ít ngọt) và hạn chế đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas… Bên cạnh đó, sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cũng được khuyến cáo để góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng tiểu đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người đái tháo đường tuýp 2 băn khoăn, lo lắng. Bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người đái tháo đường tuýp 2, người tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị
Bình luận của bạn